Trồng mía

  • Cánh đồng mía thuộc xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) được biết đến là vùng chuyên canh mía lâu năm, cũng là cây trồng chủ lực của hàng trăm hộ dân. Thế nhưng vụ mía năm nay, nông dân trồng mía ở Hòa Bắc lo đến mất ăn mất ngủ vì mía đang vào vụ thu hoạch nhưng đầu ra thì chưa thấy đâu.
  • Chính phủ đã khẳng định, không thể bảo hộ thêm cho ngành mía đường bởi Việt Nam là nước duy nhất trì hoãn thực thi các cam kết trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Không còn cách nào khác, đừng khóc vì ATIGA, đã đến lúc ngành mía đường phải thay máu.
  • Chỉ còn vài ngày nữa, 1/1/2020 tới đây, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (ATIGA) được thực thi tại Việt Nam. Khi mà việc xem xét hoãn thực thi cam kết ATIGA cho ngành mía đường được coi là khó khả thi, thời hạn mở cửa ngành, xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu đã cận kề thì câu hỏi lớn là ngành mía đường sẽ hội nhập như thế nào để giảm thiểu tác động từ ATIGA?
  • Cây mía có tỷ lệ diện tích canh tác tính trên đầu người cao nhất tỉnh Tây Ninh, nhưng lại cho lợi nhuận và giá trị gia tăng thấp nhất trong các cây trồng truyền thống. Vì thế, dự thảo Đề án chuỗi giá trị của Tây Ninh đã đề xuất cây mía thuộc nhóm không khuyến khích sản xuất và giảm dần diện tích canh tác.
  • Mới đây, Báo NTNN tổ chức tọa đàm: “Làm gì để ngành mía đường vượt “bẫy” hội nhập?”. Đây là một nội dung rất thiết thực, khi đang tái diễn tình cảnh nông dân nhiều tỉnh phải bỏ mía vì không được nhà máy thu mua.
  • Hàng ngàn ha mía mất bao công chăm sóc để rồi “cho không”, khiến Tết Nguyên đán năm nay nông dân trồng mía ở Bến Lức (Long An) mất vui. Bao nhiêu hy vọng có một cái tết đủ đầy đã tan thành mây khói.
  • Chỉ với 1ha đất nương rẫy, vốn liếng không có nhiều, nhưng với tinh thần ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, anh Nùng Văn Ửng, bản Mai Quỳnh (xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã làm giàu nhờ cây mía.
  • Miền núi phía Bắc được xác định là vùng có lợi thế trung bình trong việc phát triển vùng nguyên liệu mía, nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông hộ. Tuy nhiên, hiện nay do giá mía giảm, năng suất mía còn thấp, thu nhập ngày càng giảm nên người dân ở nhiều địa phương đã bỏ mía để trồng cam, bưởi. Trong khi đó, nếu thâm canh tốt, trồng mía vẫn mang lại lợi nhuận cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác.
  • Là một trong những địa phương có diện tích sản xuất mía nguyên liệu lớn nhất miền núi phía Bắc nhưng thời gian qua, năng suất, chất lượng mía trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Ðể bảo đảm thu nhập cho người dân, ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều mô hình thâm canh nhằm từng bước nâng cao giá trị cây mía.
  • Niên vụ mía 2018 - 2019 ở Ninh Thuận đến thời điểm này đã hơn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nông dân cho rằng, mía chậm sinh trưởng là do một phần ảnh hưởng hạn hán, ngoài ra người trồng mía nơi đây còn có nhiều bức xúc khác trong sự liên kết sản xuất với Cty CP Đường Biên Hòa - Phan Rang, nên nông dân không còn “mặn mà” với cây mía, nhiều hộ đã bỏ mía chuyển sang trồng mỳ.