"Chó giữ nhà là 'công thần' nhưng chẳng ai cho là linh vật"

Lý Sinh Sự (Dòng đời) Thứ bảy, ngày 11/10/2014 12:00 PM (GMT+7)
Có người nói: Việt Nam ta có rất nhiều linh vật không giống Trung Quốc, sao không chọn đặt làm “vệ sĩ đá” ở cổng đình chùa, cơ quan, hội sở, doanh nghiệp, lại chọn con sư tử đá? Cũng xin hỏi: Sao sư tử Trung Quốc xuất hiện đã nhiều năm, năm nay mới có ý kiến bỏ? Những năm trước có cho là sai, là sang chăng?
Bình luận 0

Lại có người suy ra từ thực tế: Mãi đến năm nay có cái giàn khoan lù lù gữa biển và người bạn lớn cậy có tầu khỏe phun nước, húc tầu ta nên cái nhìn về con sư tử có khác đi.

img Linh vật ngoại lai được đặt trước vườn tháp ở di tích chùa cổ Chân Tiên (phố Bà Triệu, Hà Nội). (Ảnh: Quý Đoàn)

Bây giờ một lời đã nói ra, “quân tử nhất ngôn” thì phải dẹp thôi. Có bác chuyên gia nói Trung Quốc dùng sư tử để canh mộ phần. Nếu đúng như thế thì một công đôi việc, chuyển sư tử lên các nghĩa trang, các đại gia sư tử canh cổng ai chả có phần nộ hoành tráng của gia đình ở các nghĩa địa sang trọng như “rì dọt”.

Nhưng xin chư vị đừng bước qua một bước bàn về chuyện thay thế linh vật ngoại lai (xâm lăng văn hóa) bằng linh vật nội. Vì linh vật phải đặt ở địa linh mới thiêng. Thử tính các con canh cổng của Việt Nam ta. Ở nông thôn xưa cổng nhà có chó đá. Chó giữ nhà là “công thần” nhưng chẳng ai cho là linh vật. Chó đá hiền như đá.

Chó thật thì… bẩy món, rõ rồi. Ở đình chùa, lăng tẩm, cung điện có rồng, phượng, nghê, voi đá, ngựa đá, thần hổ canh cổng, trong nội điện có rùa đội hạc, đội bia.

Có nhiều con như nghê, sấu, rồng là huyền thoại, còn các con khác tuy gọi là linh vật nhưng ở ngoài đời rơi vào tay con người là toi ngay, trong đó con hổ bán đắt nhất là hổ cốt.

Tóm lại, cái gì lố lăng, kệch cỡm, lai căng thì dẹp. Không nên tránh vỏ dưa lại đặt vấn đề vỏ dừa!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem