Bài học bình ổn giá ở TPHCM: Giá thấp hơn thị trường

Thứ ba, ngày 12/10/2010 06:20 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Sau 8 năm thực hiện, chương trình bình ổn giá của TP.HCM đã tạo được hiệu ứng tích cực trong việc định hướng giá các mặt hàng thiết yếu, góp phần kìm hãm tốc độ tăng giá và đảm bảo an sinh xã hội...
Bình luận 0

Ông Trần Vinh Nhung - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết: Sự thành công của chương trình bình ổn giá là đảm bảo được nguồn cung hàng và giá thấp hơn 10% so với thị trường, được giữ ổn định, xuyên suốt trong thời gian thực hiện. 

img
Nhiều doanh nghiệp tham gia bình ổn giá đã giúp người tiêu dùng TP. HCM có được thị trường không chao đảo

"Qua triển khai, chúng tôi thấy, để giữ giá không tăng đột biến, trước hết phải xác định đúng mặt hàng thiết yếu rất dễ tạo phản ứng tăng giá dây chuyền; hai là chọn các doanh nghiệp có năng lực để trong trường hợp biến động, họ có thể can thiệp nhanh chóng; ba là tăng nguồn tiền, tạo vốn và kéo dài thời gian cho vay không tính lãi để doanh nghiệp chủ động nguồn hàng" - ông Nhung nói.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, chương trình bình ổn giá không chỉ tạo nguồn hàng mà còn phải có "ba mũi giáp công". Hàng hóa là yếu tố cần thiết để đảm bảo cung cầu, nhưng công tác quản lý giá, giám sát giá, quản lý thị trường cũng rất quan trọng. Quản lý thị trường phải phát hiện hàng lậu, hàng gian, hàng giả để xử lý nghiêm, tạo môi trường sản xuất lành mạnh cho doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op - hệ thống siêu thị duy nhất tham gia chương trình bình ổn giá tại TP.HCM cho biết, để chương trình thực sự có hiệu quả, những mặt hàng bình ổn phải được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng, muốn vậy, phải đưa hết vào hệ thống siêu thị, cửa hàng chuyên doanh thực phẩm; tổ chức các chuyến bán hàng lưu động phục vụ bà con lao động nghèo ở vùng ven, xã ngoại thành, vùng sâu vùng xa và công nhân các KCN, KCX...

Bà Nguyễn Thị Hồng khẳng định, trong chương trình bình ổn, hàng hóa không chỉ vào các kênh bán hàng hiện đại, mà khuyến khích doanh nghiệp đưa hàng bình ổn vào chợ bằng cách giao hàng trực tiếp cho tiểu thương. Chẳng hạn, trứng gia cầm, thủy cầm của Ba Huân, thịt heo của Vissan đã đưa vào chợ rất thành công. Nếu làm tốt công tác này, không chỉ có trên 2.000 điểm bán hàng bình ổn mà mạng lưới phân phối sẽ rộng hơn, đến tay nhiều người tiêu dùng hơn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem