Cá sạch chuẩn Châu Âu cho người Việt, tại sao không?

Vũ Toan Thứ hai, ngày 04/03/2019 09:00 AM (GMT+7)
Việt Nam có hàng ngàn ha mặt hồ chứa, hồ thủy điện đang được khai thác nuôi trồng thủy sản, mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới của các tỉnh.
Bình luận 0

Từ cuối những năm 2000, người dân Hòa Bình đã bắt đầu triển khai nuôi trồng thủy sản ở quy mô nhỏ lẻ và dần dần đầu tư vào quy trình chăn nuôi, lồng, bè, con giống, kỹ thuật chăm sóc. Cho tới nay, sản phẩm thủy sản tại sông Đà đã trở thành thương hiệu được tin cậy về chất lượng và an toàn, nuôi trồng thủy sản sạch mang lại công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho nhiều người dân Hòa Bình. Tuy nhiên các mô hình và công nghệ nuôi trồng thủy sản đang áp dụng cũng như sản lượng thủy sản nuôi trên hồ chứa hiện nay vẫn chưa xứng với tiềm năng.

img

Dự án nuôi cá lồng quy mô lớn để xuất khẩu trên hồ Hòa Bình của Tập đoàn Mavin (Ảnh: Mavin)

Thực tế cho thấy, các lòng hồ như hồ Hòa Bình đều có mực nước sâu, nhiệt độ ổn định, nguồn nước mặt sạch, là điều kiện lý tưởng cho cá phát triển. Không chỉ có các hộ dân tham gia nuôi trồng thủy sản, nuôi cá lòng hồ hiện nay đã và đang thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp với quy mô nuôi trồng lớn.

Cuối năm 2018, Tập đoàn Mavin đã được phê duyệt Dự án đầu tư Trung tâm nuôi trồng thủy sản xuất khẩu trên 100ha mặt nước hồ Hòa Bình. Dự án nằm trong vùng được kiểm định chặt chẽ về chất lượng nước, ứng dụng công nghệ nuôi lồng tròn NaUy, một công nghệ nuôi rất mới tại Việt Nam.

img

Dự án nuôi cá lồng quy mô lớn để xuất khẩu trên hồ Hòa Bình của Tập đoàn Mavin (Ảnh: Mavin)

Trong công nghệ nuôi lồng tròn NaUy, hệ thống lồng tròn được sản xuất bằng chất liệu nhựa chịu lực HDPE có thể tích mỗi lồng nuôi 2.000 m3, kết nối với nhau thông qua hệ thống neo giàn, có khả năng chịu được bão gió cấp 12, năng suất mỗi lồng lên tới 50 tấn cá/vụ. Hệ thống cho phép nuôi ở những vùng nước xa bờ nơi môi trường nước trong sạch, do đó có thể hạn chế nguy cơ ô nhiễm và dịch bệnh; kiểm soát được chất lượng ATTP; tránh xung đột với các lợi ích khác như giao thông vận tải thủy, du lịch ở những vùng vịnh kín sóng gió.

img

Dự án nuôi cá lồng quy mô lớn để xuất khẩu trên hồ Hòa Bình của Tập đoàn Mavin (Ảnh: Mavin)

Theo quy trình nuôi trồng thủy sản này, cá được nuôi hoàn toàn trong môi trường nước sạch của hồ Hòa Bình. Toàn bộ hệ thống lồng đều có lót lưới để tiện cho việc vệ sinh chăm sóc, lớp lưới này được vệ sinh 1 tuần/lần để đảm bảo loại bỏ rong rêu, mảng bám. Thức ăn được sản xuất và cung cấp bởi Mavin Austfeed- một thành viên của Tập đoàn Mavin, không có kháng sinh và chất cấm. Liều lượng cho ăn được tính toán tương ứng theo độ tuổi, kích cỡ cá và số lượng cá thả, giảm thiểu tình trạng dư thừa thức ăn, đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước.

img

Nhờ sinh trưởng trong môi trường nước sạch, thức ăn chất lượng cao, cá rô phi, điêu hồng nuôi trồng tại đây có chất lượng thịt chắc, ngọt, thơm. Sản phẩm cá lòng hồ của Mavin Aquaculture đã được cấp chứng nhận VietGap (VICAS 052-PRO-0021), công nhận đảm bảo các tiêu chí về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an sinh xã hội… Sản phẩm cá lòng hồ của Mavin hoàn toàn đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính như Châu Âu và Mỹ.

Thơm, ngon nhờ “tắm” nước sạch, sản phẩm cá lòng hồ của Mavin đang được các khách hàng, đối tác trong và ngoài nước “săn lùng”. Từ 03 lồng ở thời điểm cuối năm 2018, hiện Mavin đang lắp đặt thêm gần 50 lồng để phục vụ đủ nhu cầu đặt hàng của các đối tác trong và ngoài nước.

Trong kế hoạch, Mavin sẽ đầu tư 100 lồng tròn NaUy ở hồ Hòa Bình, đồng thời sẽ tiếp tục mở rộng quy mô trên các hồ chứa tại Việt Nam.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem