Tỷ phú Marc Benioff đã mua một bức chạm khắc vị thần chiến tranh Hawaii Ku tại một cuộc đấu giá vào tháng 11 năm 2017. Benioff đã đã trả hơn 7 triệu USD (hơn 162 tỷ VND) cho bức tượng.
Giám đốc điều hành Salesforce Marc Benioff đã trả hơn 7 triệu USD để mua tác phẩm chạm khắc vị thần Hawaii Ku tại một buổi đấu giá.
Benioff và vợ Lynne ngay sau đó đã tặng bức tượng cho Bảo tàng Bishop ở Honolulu, trong một buổi quyên góp được bảo tàng công bố vào tháng Năm. Theo tờ New York Times, một số chuyên gia kiểm tra tính pháp lý của đồ vật, họ nghi ngờ rằng nó có thể trị giá dưới 5.000 USD (khoảng 115 triệu VND), chưa bằng 1/10 số tiền hàng trăm tỷ đồng Benioff bỏ ra mua.
"Đó là thứ bạn có thể nhìn thấy hằng ngày trong một quán bar nhỏ", Daniel Blau, chuyên gia nghệ thuật khu vực Thái Bình Dương có trụ sở tại Munich, chia sẻ với tờ Times. Tranh cãi hiện nay là xác định thời điểm chính xác tác phẩm được chạm khắc. Ban đầu, bức tượng được cho là ra đời từ năm 1780 đến 1819. Một chuyên gia nói với tờ Times rằng ông tin rằng tác phẩm được thực hiện muộn hơn so với báo cáo trước đó. Nếu nó thực sự ra đời muộn hơn, tác phẩm sẽ bị định giá thấp hơn nữa.
Trước khi Benioff mua lại bức tượng trong cuộc đấu giá, tác phẩm đã nằm trong một bộ sưu tập tư nhân ở Paris kể từ những năm 1940. Melanie Ide, chủ tịch và giám đốc điều hành Bảo tàng Giám mục nhận thức được vấn đề lịch sử và nguồn gốc bức tượng và nói rằng các giám sát viên đang nghiên cứu nhiều hơn, bao gồm cả xét nghiệm DNA.
Marc Benioff có tình yêu không giới hạn dành cho quần đảo Hawaii
Quay trở lại thời điểm đấu giá, với bài viết trên trang web của đài truyền hình địa phương Hawaii trích dẫn một chuyên gia nói rằng ông tin rằng tác phẩm này không phải là thật. Cho đến nay, tác phẩm vẫn mở cho người xem tham quan tại Bảo tàng Bishop, mặc dù tấm bảng thông tin không ghi chi tiết ngày được chạm khắc.
"Chúng tôi cảm thấy hạnh phúc khi bức tượng này quay trở về Hawaii”, Benioff nói trong một tuyên bố hồi tháng Năm khi nhấn mạnh đó là một món quà tinh thần mang ý nghĩa giáo dục lớn.
Benioff còn tìm ra cách kết hợp văn hóa Hawaii vào công việc hàng ngày tại tập đoàn Salesforce. Ông hay chào bằng tiếng Hawaii "Ohana”, có nghĩa là gia đình. Công ty cũng thường xuyên mời các ca sĩ và vũ công Hawaii biểu diễn tại các hội nghị và sự kiện
Dù giá trị của tác phẩm điêu khắc là bao nhiêu, nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong mô hình từ thiện rất lớn của Benioff, người đã quyên góp 200 triệu USD cho trẻ em ở bệnh viện San Francisco và 11,5 triệu USD để giúp đỡ người vô gia cư.
Loài cá này còn được gọi là một “Tác phẩm nghệ thuật trong giới bơi lội”, nó được sinh ra tại Nhật Bản vào khoảng...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.