Mực nước ở ĐBSCL đang lên, nhiều cánh đồng lúa, hoa màu của người dân ở ngoài đê bao đã bị thiệt hại. Các cơ quan chức năng luôn theo dõi sát diễn biến để có giải pháp ứng phó kịp thời, nhất là sau sự cố vỡ đập thuỷ điện ở Lào.
"Tôi sợ rằng tất cả những người đó đều đã chết", anh Sone Saenkanya, 43 tuổi, một người may mắn sống sót sau vụ vỡ đập thủy điện ở Lào cuốn trôi hàng trăm người chia sẻ về số phận mong manh của những người hàng xóm, người thân vẫn đang mất tích của mình.
Ngay sau khi xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào, đoàn bác sĩ Việt Nam gồm 18 người đã nhanh chóng có mặt tại tỉnh Attapeu (Lào) để hỗ trợ nước bạn. Đoàn bác sĩ chủ động mang theo mì tôm, lương khô, nước, đêm về tự trải chiếu, áo mưa ngủ "trực chiến" tại chỗ.
Lực lượng cứu hộ phải lội qua biển nước lũ vào trong những ngôi làng bị ngập lụt và cô lập để tìm cứu những người còn sống sót sau vụ vỡ đập thủy điện ở Lào
Một quan chức cấp cao của Lào tuyên bố rằng, vụ vỡ đập thủy điện tại tỉnh Attapeu là kết quả của mưa lớn và lỗi kỹ thuật xây dựng đồng thời nhấn mạnh rằng, chủ thầu dự án phải chịu trách nhiệm cho thảm họa này.
Theo nhóm phóng viên BBC tại Attapeau, người dân địa phương cho biết, họ tin rằng lên tới 300 người đã mất mạng trong sự cố vỡ đập thủy điện đêm 23.7 - cao hơn nhiều so với số liệu mà chính phủ Lào công bố.
Mặc dù có các tình nguyện viên phân phát thức ăn, thuốc men cho những người sống sót sau thảm họa vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy ở Lào nhưng họ vẫn thiếu thốn thức ăn, thuốc men và cả quan tài, Phra Ajan Thanakorn, một tu sĩ Phật giáo cho biết.
Ngày 23.7.2018, đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy nằm tại phía nam tỉnh Attapeu của Lào đã bất ngờ bị vỡ, xả thẳng một lượng nước khổng lồ xuống hạ du. Hãy cùng Dân Việt có một cái nhìn toàn cảnh về thảm họa này.