Cơ hội nào cho ốc vít “made by Vietnam” ở TP.HCM ra thế giới?

Hồng Phúc Thứ bảy, ngày 03/06/2023 09:25 AM (GMT+7)
Các doanh nghiệp cơ khí - điện tại TP.HCM đang có chương trình “Made by Vietnam” nhằm đưa các sản phẩm tiến xa hơn trên thị trường quốc tế.
Bình luận 0

Ông Diệp Bảo Cánh - Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Cơ khí - điện TP.HCM (HAMEE), cho biết hiện tổ chức này đang triển khai dự án “Made by Vietnam” nhằm đẩy mạnh quảng bá cho các doanh nghiệp Việt với các sản phẩm công nghiệp Việt tại thị trường nội địa cũng như kết nối đến thị trường các nước thông qua các chương trình xúc tiến thương mại.

Cơ khí - điện là một trong những ngành chủ lực của TP.HCM hiện nay. Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP.HCM là một trong những hội ngành nghề uy tín, nơi kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, điện, tự động hóa và năng lượng ở TP.HCM.

Cơ hội nào cho ốc vít “Made by Vietnam” ở TP.HCM ra thế giới? - Ảnh 1.

Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm cơ khí - điện tại Tuần lễ triển lãm sản phẩm ngành cơ khí, thiết bị điện và công nghệ số. 2023. Ảnh: Hồng Phúc

Theo ông Cánh, dự án “Made by Vietnam” mà hội đang triển khai nhằm tạo hệ sinh thái hình thành chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị cho các doanh nghiệp, giúp nâng cao cao chất và lượng của sản phẩm Việt.

Hiện HAMEE đang tổ chức Tuần lễ triển lãm sản phẩm ngành cơ khí, thiết bị điện và công nghệ số năm 2023 tại TP.HCM, với hơn 40 doanh nghiệp cùng các sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiêu biểu của thành phố như Công ty TNHH Cơ khí Duy Khanh, Công ty TNHH Máy thép Việt, Công ty TNHH SXTM Xây dựng điện Bích Hạnh, Công ty CP Tập Đoàn Công Nghệ Idea…

Đây được xem là kênh giới thiệu sản phẩm, kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

Ông Diệp Bảo Cánh cho biết năm 2023, HAMEE có kế hoạch tham gia 9 kỳ triển lãm quốc tế trong nước và 4 kỳ triển lãm tại nước ngoài. Nửa đầu năm, các đoàn đã đi xúc tiến thương mại tại Đài Loan, Cao Hùng, Quảng Đông (Trung Quốc). 

Sắp tới, hội này sẽ phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại và đầu tư TP.HCM tổ chức đoàn tham gia triển lãm tại Nhật Bản, Hoa Kỳ nhằm mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh.

“Thời gian qua, lãnh đạo thành phố đã nỗ lực xây dựng các giải pháp, chính sách để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có ngành cơ khí - điện”, ông Cánh nói và kỳ vọng các doanh nghiệp trong hội sẵn sàng liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh, vượt qua những khó khăn tạm thời để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững. 

Cơ hội nào cho ốc vít “Made by Vietnam” ở TP.HCM ra thế giới? - Ảnh 3.

Cơ khí - điện là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của TP.HCM hiện nay. Ảnh: Hồng Phúc

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành cơ khí - điện tại TP.HCM rất nhiều tiềm năng phát triển, trong đó có xu thế đón các dòng chuyển dịch trên toàn cầu. 

Tuy nhiên, tương tự các lĩnh vực khác, ngành này cũng đang đứng trước làn sóng chuyển đổi xanh, giảm thải khí carbon và rác thải, sử dụng nguồn đầu vào có trách nhiệm xã hội, nhằm đáp ứng các tiêu chí ESG (môi trường, xã hội và quản trị).

Ông Nguyễn Hoàng Dũng - Giám đốc cố vấn Digiwin Việt Nam, nhận định nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn nghĩ các tiêu chuẩn này có quan tâm gì đến họ. Tuy nhiên, ông cho rằng đây là nhận định sai lầm, mà ngược lại là tối quan trọng, nhất là với các doanh nghiệp xuất khẩu và nằm trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI.

Theo ông Dũng, nguyên nhân là các “ông lớn” FDI ràng buộc nghiêm ngặt trong khuôn khổ ESG. Để các doanh nghiệp có thể nhận được nguồn vốn này cũng như có thể đi vào triển khai, ngoài những quy định tại nước sở tại, ESG tại doanh nghiệp cũng phải được tuân thủ rõ ràng. Nếu không đáp ứng được, doanh nghiệp sẽ đứng ngoài cuộc chơi, không thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem