Vì sao thi thể chị Huyền vụ Cát Tường 9 tháng vẫn chưa phân hủy?

Thứ sáu, ngày 08/08/2014 14:14 PM (GMT+7)
Mới đây, các cơ quan chức năng đã xác nhận tìm thấy thi thể nạn nhân trong vụ án mạng viện thẩm mỹ Cát Tường song điều kỳ lạ ở chỗ thi thể của chị Huyền sau 9 tháng vẫn chưa phân hủy hoàn toàn là điều chưa từng thấy trước đây. Liệu rằng ngoài giả thiết có sự tác động của con người ra thì còn có thể do nguyên nhân tự nhiên nào khác không?
Bình luận 0

Cơ thể chuyển hóa như thế nào sau khi chết?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho biết, sau khi tim ngừng đập, con người chết thì các tế bào và các mô trong cơ thể không nhận được oxy từ máu truyền đi. Trước tiên các tế bào não sẽ chết, thường chỉ trong vòng 3-7 phút, xương và các tế bào da tồn tại lâu hơn (thường trong vài ngày). Màu da sẽ trở nên nhợt nhạt hơn do máu không được bơm đến.

img

Vòng tròn phân hủy xác chết thông thường. 

Khi các tế bào chết, vi khuẩn trong cơ thể bắt đầu quá trình phá hủy. Các enzyme trong tuyến tụy khiến cho các cơ quan bên trong cơ thể tự phân hủy. Lúc này cơ thể bắt đầu có mùi hôi thối của khí mêtan và hydrogen sulfide, thu hút các loài động vật ăn xác thối và côn trùng.

Một cơ thể sau khi chết là nơi tuyệt vời để côn trùng kiếm ăn và đẻ trứng. Ruồi là loài đầu tiên có thể đánh hơi được xác chết, chúng sẽ đến để kiếm thức ăn và đẻ khoảng 300 quả trứng, mà sau đó sẽ nở trong vòng một ngày. Những con giòi - ấu trùng nở ra từ những quả trừng, bắt đầu quá trình tiêu hủy cái xác bằng cách ăn và đào sâu vào bên trong cơ thể. Điều này càng khiến chất enzym phân hủy xác lây lan ra mọi bộ phận khác trên cơ thể. Khiến cho việc phân hủy xảy ra nhanh hơn rất nhiều, những con giòi là nguyên nhân chính làm phân hủy 60% cơ thể con người sau khi chết trong vòng 7 ngày.

Tốc độ phân hủy của xác chết phụ thuộc vào môi trường?

Câu trả lời chính là điều kiện môi trường. Cơ thể chúng ta hoàn toàn giống nhau sau khi chết, chính vì vậy điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phân hủy của xác chết.

Theo các nghiên cứu của các nhà sinh học, cơ thể con người phân hủy chậm nhất khi được chôn cất dưới lòng đất, đặc biệt là nếu được đặt trong những quan tài bằng loại gỗ tốt như gỗ sồi. Đã từng có một trường hợp người ta phát hiện thi thể một người đàn ông đã chết cách đây 50 năm được chôn cất trong chiếc quan tài bằng gỗ sồi, nhưng vẫn đang trong quá trình phân hủy.

img

Quá trình phân hủy phụ thuộc vào cả sự tác động của môi trường.

Nguyên nhân của điều này là do khi được chôn sâu dưới đất, thi thể không tiếp xúc với môi trường bên ngoài, mà do đó các loài côn trùng và động vật ăn xác thối không thể tiếp cận được. Môi trường thiếu oxy cũng khiến các vi khuẩn hoạt động kém hơn, bên cạnh đó nhiệt độ và độ ẩm thấp cũng làm chậm quá trình phân hủy.

Đối với môi trường nước cũng xảy ra điều tương tự, tuy nhiên do một số yếu tố khác nên thời gian phân hủy trong môi trường nước nhanh gấp 2 lần so với dưới lòng đất. Tuy nhiên nó vẫn chậm hơn khoảng 3-4 lần so với điều kiện môi trường trên mặt đất.

Đặc biệt nếu cơ thể ở dưới nước với nhiệt độ nước khoảng 21 độ C trong khoảng 3 tuần, các mô sẽ bắt đầu tiết ra chất axit béo giống như xà phòng, có thể ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên trong môi trường nước như sông hồ hay đại dương vẫn có rất nhiều loài sinh vật ăn thịt khác, do đó mà các phần mềm trên cơ thể hoàn toàn có thể trở thành mồi ngon cho chúng. Khiến cho thời gian phân hủy của xác không thể kéo dài quá 3 tháng.

Tuy nhiên có một trường hợp đặc biệt, nếu hai môi trường nước và dưới lòng đất kết hợp với nhau thì có thể kèo dài thời gian phân hủy lên gấp nhiều lần. Đó là khi cái xác vì một lý do nào đó, có thể là một vật nặng bị kéo xuống dưới đáy của sông hồ và bị vùi trong lớp đất cát phía dưới. Với điều kiện hoàn hảo như vậy, các loài sinh vật khác không thể tấn công, cũng như cách ly với không khí và điều kiện nhiệt độ thấp. Thì thời gian để phân hủy có thể kéo dài gấp nhiều lần.

Khoảng thời gian này còn phụ thuộc vào độ sâu bị chôn vùi và thời gian bị chôn vùi dưới các lớp đất cát đó. Vì các dòng chảy của sông hồ có thể cuống trôi các lớp cát phía trên và làm cái xác lộ ra, khiến quá trình phân hủy bị đẩy nhanh hơn.

(Theo Trí thức trẻ/Genk)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem