Bên cạnh những món ăn phổ biến như thịt trâu gác bếp, xôi tím, cơm lam...Tây Bắc còn có những đặc sản độc lạ thu hút sự tò mò của du khách như rêu đá, nộm hoa ban, chuột núi nướng...
Cắm ở trong nhà tạo mùi hương thư thái, đem xào ăn giòn, ngọt thơm đặc trưng của gừng,... hoa gừng được người dân Hà thành chuộng mua về ăn. Nhờ đó, dân buôn loại hoa này có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Loại rau rừng đến từ Tây Bắc tuy có mùi thối nhưng ăn lại rất ngon. Rau rừng này khi về Thủ đô có giá khá đắt, dao động từ 50.000 đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn cháy hàng.
Lên Tây Bắc mùa lúa chín ăn gì? Cốm Tú Lệ, xôi 5 màu, … bao nhiêu đặc sản Tây Bắc qua bàn tay khéo léo của người dân bản địa trở nên lôi cuốn, mang đậm dấu ấn của vùng đất nơi này. Ghé Tây Bắc thử sức với những món ngon Tây Bắc gây ấn tượng mạnh với bao du khách.
Sản phẩm bánh khẩu xén của thị xã Mường Lay là một trong những sản phẩm được UBND tỉnh Điện Biên chứng nhận sản phẩm đạt 3 sao trong Kết quả đánh giá và xếp hạng sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Điện Biên năm 2019.
Những năm gần đây, khi đời sống ngày càng được nâng cao, hầu hết các loại thực phẩm đều trở nên quen thuộc trong các bữa ăn gia đình, thì dế lại được coi là đặc sản. Vì dế sinh sống trong môi trường tự nhiên không đủ để đáp ứng như cầu của thực khách, nhất là các nhà hàng, khách sạn.
Nếu bạn từng có dịp ghé qua các tỉnh miền núi thì có thể đã được thưởng thức các món nướng với hương vị độc đáo, khác lạ. Hương vị đó đến từ hạt mắc khén – gia vị chính trong món ăn của đồng bào vùng cao. Nhiều người vẫn đùa rằng hạt mắc khén có khả năng mê hoặc cả những thực khách khó tính nhất!
Loài nòng nọc "khổng lồ" này sinh sống trên những con suối nằm ở vùng lõi khu rừng đặc dụng Copia thuộc địa phận bản Cửa Rừng (xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), nơi quanh năm sương mù bao phủ. Cùng phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN luồn mây, vén rừng, lội suối khám phá loài nòng nọc khổng lồ bí ẩn này...
Với nhiều người, nòng nọc không phải là món ăn ngon lành, thậm chí còn được liệt vào hàng "kinh dị", nhưng với người Mường ở Thanh Hóa cũng như một số dân tộc ở Tây Bắc, đây là đặc sản. Tuy nhiên nòng nọc này không phải tùy tiện bắt ở ruộng hay ở mương rãnh, mà phải vào khe suối nước chảy trong vắt đặt bẫy mới được.
Phân bố nhiều ở các xã vùng núi cao của huyện Na Hang, Lâm Bình (Tuyên Quang)..., rau hôi (còn gọi rau gai) khiến nhiều người thích thú vì nguồn gốc hoang dã và mùi vị đặc trưng. Sở dĩ người ta đặt cho nó cái tên rau hôi cũng bởi mùi hôi nồng mà dù có đứng cách xa cả mấy mét vẫn dễ phát hiện ra