Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong 10 ngày (từ ngày 28/11 đến ngày 7/12), chương trình tập huấn sẽ chia làm 3 đợt, với 6 lớp học, mỗi lớp có khoảng 90 học viên tham gia.
Học viên tham gia lớp tập huấn sẽ được bồi dưỡng kiến thức liên quan đến các chuyên đề chính như: tổng quan Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và các định hướng phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030; cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025; các bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM các cấp và việc đánh giá, công nhận, thu hồi NTM giai đoạn 2021 – 2025.
Tổ chức làm đường giao thông nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Trong đó, học viên sẽ được tìm hiểu sâu về lịch sử xây dựng NTM, những thành tựu và kết quả nổi bật qua từng giai đoạn; nội dung trọng tâm, quan điểm, chủ trương và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM; đồng thời nắm bắt các nội dung chính của Nghị định số 27/2022 /NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ; nguyên tắc lồng ghép thực hiện Chương trình NTM…
Chương trình tập huấn sẽ giúp đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM của cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh cập nhật đầy đủ, kịp thời những chỉ đạo mới. Đồng thời, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành để áp dụng phù hợp với thực tế địa phương, từ đó, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng NTM.
Kiện toàn tổ chức làm công tác xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk
Trong giai đoạn 2021-2025, Đăk Lăk sẽ chú trọng hoàn thiện các tiêu chí về nông thôn mới, nâng cao thu nhập của người dân và chú trọng phát triển chương trình ở vùng sâu. Dự kiến đến hết năm 2022, toàn tỉnh Đắk Lắk có 79 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; không còn xã đạt dưới 7 tiêu chí, bình quân chung hơn 16 tiêu chí/xã... Đến nay, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định công nhận 72 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao (08 sản phẩm đạt 4 sao, 64 sản phẩm đạt 3 sao). Các sản phẩm đạt 4 sao đều có tiềm năng để hoàn thiện, chuẩn hóa các tiêu chí, nâng cấp chất lượng đạt chuẩn 5 sao (cấp quốc gia) để tham gia vào thị trường quốc tế.
Về tiêu chí thu nhập bình quân đầu người trong xây dựng nông thôn mới, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã xác định những cây trồng, vật nuôi chủ lực, trong đó có cây sầu riêng.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Đắk Lắk sẽ tập trung thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tỉnh sẽ kiện toàn tổ chức làm công tác xây dựng nông thôn mới; Xác định rõ vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức và người dân trong xây dựng nông thôn mới; Nâng cao hơn nữa chất lượng quy hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch về phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Xây dựng nông thôn mới ở Đắk Lắk hướng tới mục tiêu phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các địa phương; Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn; Phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững...
Định hướng chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Thúc đẩy quá trình số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới; Bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.