Muống biển mọc trên các bãi cát ven biển và chịu được không
khí mặn. Đây là một trong các loài thực vật chịu mặn phổ biến nhất và cũng là đại
diện cho loại cây có hạt phân tán trôi theo dòng nước.
Muống biển, theo dân gian là vị thuốc chữa phong thấp, đau nhức,
mụn nhọt. Đặc biệt, khi đi biển bị ngứa do chạm phải sứa, có thể lấy một nắm
rau muống biển giã nát đắp lên chỗ tổn thương rất hiệu nghiệm.
Loài muống biển có hoa tím hồng, hình loa kèn như hoa rau muống
nhưng to hơn, nở rộ vào độ hè thu, rất đẹp. Cùng với thân cành lan tỏa, hoa muống
biển trải sắc tím hồng trên nền cát trắng hay dưới tán phi lao xanh, rung rinh
trong nắng gió… tạo nên bức tranh đằm thắm, dịu dàng cho các cồn cát biển nhiệt
đới.
Hình ảnh Hoa muống biển cũng đã đi vào cảm xúc của rất nhiều
nhạc sĩ, thi nhân các thế hệ:
“Hoa muống biển
tím hoàng hôn muộn
Nỗi nhớ lặng thầm,
khắc khoải đêm sâu…”
(Thơ
Võ Kim Ngân)
Dân Việt xin giới thiệu chùm ảnh về Hoa muống biển trên Bãi biển
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Nguyễn Bình (Nguyễn Bình)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.