Dịch tả

  • Ngày 4/6, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết trên địa bàn vừa xuất hiện thêm 3 ổ dịch tả lợn châu Phi.
  • Tới thời điểm hiện tại, tất cả các huyện, thành phố của tỉnh Lạng Sơn đều đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Hàng nghìn con lợn tại hàng trăm hộ chăn nuôi và các trang trại trên địa bàn đã bị nhiễm bệnh, phải tiêu hủy, gây thiệt hại lớn cho bà con chăn nuôi.
  • Theo ghi nhận thực tế của PV Dân Việt, ngay sau khi huyện Hoa Lư (Ninh Bình) công bố hết dịch tả lợn châu Phi ngày 8/4, thì đến nay dịch bệnh nguy hiểm này đã bùng phát mạnh trở lại và lây lan thêm ra 9 xã với hàng trăm hộ dân bị thiệt hại nặng.
  • Mặc dù nằm trong vùng đang có ổ dịch tả lợn châu Phi, song theo ghi nhận của PV Dân Việt, trong mấy ngày qua, chợ đầu mối gia súc - gia cầm Hà Nam (thuộc xã Bối Cầu, huyện Bình Lục) vẫn hoạt động bình thường. Hàng ngày từ 7h sáng đến 12h trưa, các xe chở lợn, lái buôn từ khắp các tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên... vẫn tấp nập tìm về đây trao đổi, mua bán.
  • "Mồ hôi đã không còn rơi, còn lăn trên má; những giọt nước mắt cũng khô dần trên khóe mắt của những người nông dân lam lũ, vốn chỉ biết đến chuồng trại, lấy chăn nuôi làm kế sinh nhai vì... lợn đã không còn; khổ đau, nợ nần cũng quá nhiều, khóc cũng quá nhiều, giờ không khóc nổi nữa, vì có khóc cũng chẳng thể làm được gì". Đó là những hình ảnh, cảnh tưởng mà PV Dân Việt ghi lại được tại các vùng chăn nuôi sau bão dịch tả lợn châu Phi. Tất cả còn lại chỉ là 2 từ: Khủng khiếp!
  • Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, sau khi tàn phá hết những trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ, dịch tả lợn châu Phi đang tiếp tục tấn công các trang trại lớn có quy mô hàng nghìn con, bất chấp những trang trại này có điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học với tuyến phòng thủ dịch bệnh tốt. Do số lượng nuôi lớn nên khi bị dịch, thiệt hại mà các chủ trang trại phải chịu lên đến hàng tỷ đồng.
  • Để dịch tả lợn châu Phi không làm ảnh hưởng đến kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM), ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho rằng, Hà Nội cần tiếp tục triển khai quyết liệt các công tác phòng chống, khống chế không để dịch lây lan rộng. Đồng thời, thành phố sẽ đẩy mạnh tuyên truyền và có chính sách hỗ trợ để bà con chuyển đổi sang chăn nuôi an toàn sinh học…
  • Sau gần 3 tháng bùng phát ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại Thái Bình, Hưng Yên, đến thời điểm này, theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, tại các trang trại chăn nuôi ở nhiều địa phương... đã hết lợn. Điều đáng nói là đến giờ người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy trong đợt dịch vừa qua vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.
  • Số lợn con giống được mua tại tỉnh Hải Dương về tập kết tại xã Tân Mỹ, TP.Bắc Giang, sau đó vận chuyển lên huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn bán kiếm lời. Đặc biệt số lợn giống này không có giấy kiểm dịch động vật nên nguy cơ dịch bệnh lây lan là rất cao.
  • Nhìn lại hành trình thế giới “săn” virus dịch tả lợn châu Phi cả trăm năm qua kể từ khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện vào những năm 1920, mới thấy việc sản xuất được vaccine phòng chống dịch bệnh này là một nhiệm vụ vô cùng gian khó.