Trong tín ngưỡng của dân tộc Tày, cúng then giống như hầu đồng của người Kinh. Then có cùng hình thức diễn xướng bao gồm nhạc, hát, múa. Nếu như hầu đồng là hiện tượng nhập hồn thì then lại là hiện tượng thoát hồn.
Thày then là người được cấp sắc, thuộc nhiều bài hát then, có khả năng giao tiếp được với trời. Lời hát then có giai điệu mang âm hưởng nhanh, rộn ràng và dí dỏm. Giai điệu tuỳ theo 3 dạng mà âm điệu khác nhau: Cầu khấn niệm chú, giãi bày tâm sự và kể lể, mô tả. Cùng với lời hát, chùm xóc nhạc biểu tượng cho tiếng nhạc ngựa của con ngựa thiêng dẫn đoàn người lên thiên giới.
Sự kết hợp giữa những âm sắc đặc biệt đó được người Tày tin là sự tổng hoà các thứ âm thanh có trong trời đất. Trong lễ cúng, thầy then trong tay cầm đàn tính hoặc chùm xóc nhạc rung rung rồi rơi vào trạng thái ảo giác, qua đó dẫn đường cho linh hồn vượt núi xanh, rừng thẳm tới xứ trời.
Bà then vừa cầu chú vừa ngân nga hát then, tay rung chùm xóc nhạc trong một lễ cúng gọi hồn cho một nạn nhân bị tai nạn giao thông tại huyện Hoà An, Cao Bằng.
Lễ cúng gồm nhiều vật phẩm như gạo, muối, gà, vịt, thủ lợn và đặc biệt không thể thiếu quả trứng là vật thiêng để dẫn hồn then.
Người Tày cũng đốt tiền vàng mã, nhưng do họ tự làm bằng giấy bản.
Bà then rơi vào trạng thái nhập hồn trong khi người nhà vây xung quanh hỏi han linh hồn người đã mất.
Lúc này bà then trong trạng thái thoát hồn, tay rung nhạc vừa đi vừa múa, biểu hiện cho việc dẫn dắt linh hồn tới thiên giới.
Sau lễ cúng, bà then Hoàng Thị Danh vừa cười vừa kể mình không nhớ chút gì trong lúc thoát hồn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.