Đồng minh thân cận nhất trong NATO báo tin xấu cho Ukraine

Tuấn Anh (Theo BI) Chủ nhật, ngày 12/03/2023 06:43 AM (GMT+7)
Một trong những đồng minh vững chắc nhất của Ukraine trong NATO cho biết Nga có thể tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine với lực lượng tương tự trong hai năm tới, theo Reuters.
Bình luận 0
Đồng minh thân cận nhất trong NATO mang tin xấu cho Ukraine - Ảnh 1.

Lực lượng Nga tiến vào lãnh thổ Ukraine. Ảnh BBC

Phát biểu với các phóng viên, giám đốc tình báo Litva Elegijus Paulavicius nói rằng các nguồn lực hiện tại của Nga sẽ cho phép nước này tiếp tục mức độ chiến tranh này.

Ông Elegijus Paulavicius nói thêm: "Nga có thể tiến hành cuộc chiến trong bao lâu cũng sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ quân sự của Nga từ các quốc gia như Iran và Triều Tiên".

Đánh giá này trái ngược với bức tranh lạc quan hơn được đưa ra vào cuối năm ngoái tại Lầu Năm Góc, cho rằng đầu năm 2023 khả năng của Nga có thể sẽ suy giảm, dự đoán rằng nước này sẽ buộc phải dựa vào vũ khí và đạn dược xuống cấp.

Nga đã tiến hành một cuộc oanh tạc quy mô lớn hiếm hoi bằng máy bay không người lái và tên lửa công suất cao vào Ukraine ngày 9/3, nhiều trong số đó đã tìm cách tránh hệ thống phòng thủ của Ukraine.

Đó rõ ràng là một nỗ lực nhằm vượt qua các chiến tuyến trên bộ của cuộc chiến, vốn đã bị bế tắc trong nhiều tuần.

Nga được ước tính đã mất khoảng một nửa tổng số xe tăng hiện đại trong năm chiến tranh vừa qua và được cho là tồn đọng nghiêm trọng trong việc sản xuất xe tăng mới.

Tuy nhiên, nước này vẫn còn hàng nghìn xe tăng cũ trong kho sẵn sàng được triển khai, theo số liệu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, một tổ chức tư vấn quân sự.

Nga cũng được cho là đã nhận máy bay không người lái từ Iran và đạn dược từ Triều Tiên trong suốt cuộc chiến.

Một báo cáo bằng văn bản kèm theo nhận xét của Paulavicius, được Reuters trích dẫn, cho biết "chuỗi dài các trung gian" đang được sử dụng để trốn tránh các lệnh trừng phạt và có được công nghệ phương Tây cho các loại vũ khí khác.

Nhiều cuộc điều tra về các máy bay không người lái bị bắn rơi do Nga sử dụng ở Ukraine đã tiết lộ các phần của phương Tây trong quá trình chế tạo chúng, mặc dù cả Nga - và Iran đang bị quốc tế trừng phạt.

Báo cáo cũng cho biết các biện pháp trừng phạt quốc tế đang có tác dụng hạn chế đối với khả năng tài trợ cho quân đội của Nga, Reuters đưa tin.

Litva, cùng với các quốc gia vùng Baltic khác, là một trong những quốc gia chỉ trích mạnh mẽ nhất hành động của Nga ở Ukraine và thường xuyên kêu gọi châu Âu hỗ trợ hào phóng hơn cho Ukraine.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem