Giải mã vũ khí bí mật Mỹ dùng đánh sập cầu Hàm Rồng

Chủ nhật, ngày 31/12/2017 14:30 PM (GMT+7)
Trong suốt những năm từ 1964 tới 1968, giặc lái Mỹ luôn cố gắng đánh "đứt" cầu Hàm Rồng nhưng chúng đều không thể, cho đến mãi năm 1972 khi máy bay Mỹ được trang bị công nghệ Loran.
Bình luận 0

img

Là một trong những nút giao thông quan trọng ở miền bắc, cầu Hàm Rồng là cây cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã, một trọng điểm giao thông và là tuyến đường sắt độc đạo giúp ta vận chuyển hàng hóa, con người vào miền Trung trước khi đi vòng sang Lào, Campuchia để vào miền Nam. Nguồn ảnh: Dulich24.

img

Cây cầu nằm ở địa phận Thanh Hóa này đối với quân đội ta mang tính chiến lược rất cao, tuy nhiên đối với Mỹ đây lại là mục tiêu cần phải loại bỏ nhằm ngăn hậu phương miền bắc tiếp viện cho chiến trường miền nam trong đầu những năm 1970.

img

Kể từ năm 1964 tới năm 1968, Không quân Mỹ đã nhiều lần muốn đánh sập cây cầu này để làm tê liệt giao thông miền Bắc, giảm lượng hàng hóa và người chi viện cho miền Nam Việt Nam, tuy nhiên họ đều thất bại thảm hại.

img

Sỡ dĩ Không quân Mỹ không thể đánh đứt được cầu Hàm Rồng trong thời gian đó là do hai phía đầu cầu có hai quả núi rất lớn án ngự, hai quả núi này là nơi đặt những trận địa pháo phòng không tầm thấp cực kỳ hiệu quả, giúp bảo vệ cầu Hàm Rồng khỏi những máy bay ném bom chiến thuật - lực lượng được Không quân và Không quân Hải quân Mỹ giao phó có nhiệm vụ đánh sập cầu Hàm Rồng. Nguồn ảnh: Panmio.

img

Nói qua một chút về kỹ thuật ném bom thời bấy giờ, muốn chính xác, phi công Mỹ buộc phải ném bom bổ nhào. Việc bổ nhào xuống ném bom cầu Hàm Rồng không khác gì tự sát vì kiểu gì cũng bị phòng không của ta ở hai quả núi phía đầu cầu bắn hạ trước khi kịp cắt bom. Nguồn ảnh: Flight.

img

Chính hai trận địa phòng không này đã khiến các phi công Mỹ chùn tay, không dám bổ nhào quá thấp khiến cho những quả bom của họ ném trượt gần thì vài chục mét, xa đến cả trăm mét so với cầu Hàm Rồng. Nguồn ảnh: Wiki.

img

Mặc dù vậy, mọi chuyện đã thay đổi vào mùa hè năm 1972, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã giúp Không quân Mỹ chế tạo ra những quả bom dẫn đường thông minh. Những quả bom này được gọi là bom LORAN, được điều khiển ném chính xác vào cầu Hàm Rồng và đánh gẫy nó ngay lập tức. Nguồn ảnh: Ugly.

img

Về cơ bản LORAN là một hệ thống dẫn đường dành cho các mẫu bom dẫn đường đầu tiên của Mỹ. Để điều khiển một quả bom dẫn đường vào thời điểm đó, Mỹ cần tới hai máy bay, một mang thiết bị điều khiển thu và phát sóng vô tuyến được gọi là máy bay "mẹ", còn một máy bay mang theo bom gọi là máy bay "con" thứ hai sẽ là máy bay mang bom. Nguồn ảnh: Wiki.

img

Theo đó khi máy bay "con" cắt bom cách mục tiêu vài kilometers thì máy bay mẹ ở gần đó sẽ làm nhiệm vụ dẫn đường cho quả bom vừa được thả bằng sóng vô tuyến đánh trúng mục tiêu. Nguồn ảnh: Wiki.

img

Hậu quả là cầu Hàm Rồng bị đánh gẫy ngay trong những đợt không kích đầu tiên của Mỹ trong tháng 4.1972, dù nó đã đứng vững hiên ngang trong nhiều cuộc không kích khác trước đó kéo dài suốt 8 năm trời. Nguồn ảnh: War.

img

Việc cầu Hàm Rồng bị đánh sập đã một phần nào đó ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, đời sống và quan trọng nhất là quân sự của quân và dân miền bắc. Chỉ vài giờ sau khi cầu Hàm Rồng bị đánh sập, công binh của ta đã ngay lập tức bắt một cây cầu pháo mới qua sông Mã nhằm đảm bảo tuyến giao thông bắc nam được giữ vững. Nguồn ảnh: War.

img

Cận cảnh một phần đầu cầu Hàm Rồng bị Không quân Mỹ đánh sập. Nguồn ảnh: CTBT.

img

Tới năm 1973, cầu Hàm Rồng đã được khôi phục lại để tiếp tục phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Phần trụ giữa vẫn được dùng làm móng cột ống do hoàn toàn không bị hư hại, trong khi đó dầm thép cũ đã bị tháo dỡ, thay bằng 2 nhịp 80 mét vững chắc hơn cầu cũ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem