Hầm nước xương đừng tưởng lúc nào cho muối cũng được, nhiều người nêm sai nước xương đục lại hôi

Thứ năm, ngày 10/11/2022 15:46 PM (GMT+7)
Cho muối vào lúc nào khi hầm xương cũng quyết định đến việc nước xương có trong và thơm hay không.
Bình luận 0

Hầm xương nấu canh, làm lẩu, nấu bún thường được nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào mùa đông. Nhờ có nước xương hầm, các món canh, bún hay nước dùng lẩu ngon ngọt, đậm đà hơn nhiều.

Tuy nhiên nhiều người thắc mắc vì sao mình hầm xương nước không được trong, thậm chí có mùi kém thơm.

Hầm nước xương đừng tưởng lúc nào cho muối cũng được, nhiều người nêm sai nước xương đục lại hôi - Ảnh 1.

Đầu bếp đã mách, khi hầm xương không cần cho quá nhiều gia vị, chỉ cần nhớ 3 điều này, nước xương luôn trong veo, thơm nức mũi nấu gì cũng ngon.

Vậy đó là 3 điều gì, các bạn hãy cùng tham khảo cách hầm xương của đầu bếp dưới đây nhé:

Chuẩn bị hầm xương

- 4kg xương ống lợn, 20 gam gừng thái sợi, lượng nước thích hợp.

Cách hầm xương

Ngâm xương ống to trong nước sạch 3 tiếng, thay nước một lần vào giữa, sau đó rửa sạch để dùng sau. Bước này để loại bỏ máu và mùi tanh trong xương.

Hầm nước xương đừng tưởng lúc nào cho muối cũng được, nhiều người nêm sai nước xương đục lại hôi - Ảnh 2.

Cho xương vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ, gừng thái sợi vào, nấu trên lửa lớn khoảng 10 phút, nước sôi vớt sạch bọt. Bọt này là máu thừa trong xương tiết ra, vớt đi để xương không còn mùi tanh.

Vớt xương ra rửa lại với nước ấm.

Cho phần xương đã chần và rửa vào nồi, thêm một lượng nước nóng thích hợp, vặn lửa vừa, đun liu riu không đậy nắp nồi, nếu có bọt máu nổi ở giữa thì phải vớt ra cho hết mùi hôi tanh. Trong quá trình hầm xương, nếu nước cạn bớt thì cho nước sôi thêm vào.

Hầm nước xương đừng tưởng lúc nào cho muối cũng được, nhiều người nêm sai nước xương đục lại hôi - Ảnh 3.

Sau khi đun khoảng 3 tiếng sẽ thấy nước hầm có màu trắng sữa. Sau khi nước hầm có màu trắng sữa đạt được độ mong muốn thì không được thêm nước nữa.

Hầm xương thêm 10 phút nữa, nước xương sẽ càng ngày càng đặc hơn, việc cần thiết cuối cùng là thêm chút muối. Lưu ý, muối không cho vào sớm, nếu cho vào sớm nước xương sẽ không thơm và không có màu trắng trong.

Lúc này bạn có thể dùng nước xương hầm để nấu canh, nấu cháo, làm nước dùng lẩu hay hoặc nấu bún phở, mì gì thì tùy thích.

Hầm nước xương đừng tưởng lúc nào cho muối cũng được, nhiều người nêm sai nước xương đục lại hôi - Ảnh 4.

Như vậy, khi hầm nước xương, bạn chỉ cần nhớ 3 điều:

- Để nấu nước dùng xương có màu trắng sữa, chúng ta cần ngâm xương trước 3 tiếng, bước này để loại bỏ máu và mùi tanh trong xương.

- Phải luộc sơ qua xương sau khi ngâm nước, bước này để loại bỏ hoàn toàn mùi tanh của xương lớn và các tạp chất có trong xương.

- Khi hầm xương phải dùng lửa vừa để hầm, không đậy nắp vung, khi nước cạn bớt thì cho nước sôi vào, sau 3 tiếng là có nước xương màu trắng sữa béo thơm. Đặc biệt, chỉ nên cho muối vào lúc cuối cùng.

Hầm nước xương đừng tưởng lúc nào cho muối cũng được, nhiều người nêm sai nước xương đục lại hôi - Ảnh 5.

Chúc các bạn thành công!

Lam Anh (Thời báo văn học nghệ thuật )
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem