Đây
cũng là dịp để họ ăn mừng những hạt lúa mới đầu tiên trong vụ thu hoạch, mừng
một năm đã cho họ no đủ và tổ chức Lễ mừng lúa mới (Cha ha roo tơ
mêê) của làng nhằm duy trì và bảo lưu nét văn hóa độc đáo của cộng đồng dân tộc
Cơtu. Trong ngày
hội lớn của buôn làng, các con cháu dù đi làm ăn xa, có chồng hay
ở rể làng khác, bà con họ hàng thân thuộc từ khắp các vùng miền đều được mời về dự.
Trước khi diễn ra lễ đâm trâu, những già làng có uy tín trong làng cùng thực hiện nghi lễ cúng Giàng, ông bà tổ tiên tại nhà cúng.
Trước đó hơn
một tháng, họ đã chuẩn bị rượu nấu bằng gạo nếp huyết có màu đỏ thắm (aví đếp
aham) hoặc từ gạo nếp than (aví tr’uang), ủ men làm rượu (chân buah) trong ché.
Mặc dù làm rượu trong ché nhưng người Cơtu gọi là rượu ghè và khi uống họ không
dùng cần mà đổ ra chén hoặc ống lồ ô cao khoảng 20 cm dáng hình phễu để uống.
Sau khi làm men ủ rượu xong, phụ nữ, con gái lo lấy lúa nếp trên kho (crlăng)
xuống giã; rủ nhau vào rừng hái lá đoót về để làm bánh, người Cơtu gọi bánh này
là bánh cuốt (avị cuốt) không có nhân, dáng bánh hình tam giác dạng như sừng của
con trâu và được bà con Cơtu cả ba vùng ưa thích. Đây là loại bánh rất phổ biến, thường dùng trong các
lễ hội truyền thống, ma chay, cưới hỏi...
Người Cơtu gọi lễ hội ăn mừng
lúa mới là Cha ha roo tơ mêê, một lễ hội truyền thống của dân tộc Cơtu, là
nét sinh hoạt mang tính tạ ơn đất trời, mong năm tới mưa thuận gió hòa và bày tỏ
ước mơ cháy bỏng mong muốn cây lúa mãi mãi sinh ra nhiều hạt nuôi sống dân
làng, cộng đồng sức khỏe,
hạnh phúc, nhà nhà đoàn kết yên vui...
Lễ hội ăn mừng lúa mới của
người Cơtu diễn ra rất long trọng
gồm hai phần: phần lễ và phần
hội với các nghi thức cầu mùa, diễn
tấu cồng chiêng mừng lễ hội, múa vũ điệu tung tung-da dá mừng lúa mới, hát giao duyên của nam nữ
thanh niên Cơtu…thu hút nhiều khách trong và ngoài xã đến xem.
Già làng - người có uy tín nhất được chọn dùng
cây dụ dài nhất, chắc và sắc nhất. Già làng sẽ thực hiện đâm nhát dụ đầu tiên
vào hông phải con trâu rồi mới trao lại cây dụ đó cho đám thanh niên hoặc các
bậc trung niên khỏe mạnh, có nhiều kinh nghiệm. Cùng lúc, tiếng hú vang, tiếng
gậy đập đuổi, tiếng chiêng trống, tiếng bước chân người nhảy điệu tung tung da
dá và những nhát dụ sáng loáng làm con trâu chạy quanh cột X'nur lồng lộn né
tránh.
Thiếu nữ Cơtu trong điệu múa da dá.
Người cầm dụ lựa những chổ hiểm nhất của trâu mà đâm và điều đặc
biệt nhất là chỉ đâm một bên hông ngay tại vùng tim của trâu cho đến khi con
trâu ngã quỵ. Lúc này, người ta túm đuôi và đầu trâu, vật sang một bên, tuyệt
đối không để phía hông trâu bị đâm nằm xuống đất và đầu trâu không bao giờ nằm
về phía cột X'nur.
Theo quan niệm, vì như vậy là không may mắn và linh hồn trâu không
về được với Giàng. Khi trâu chết, họ lấy tấm dồ, tấm tuốt đẹp nhất đắp lên mình
trâu, các loại bánh, cơm lam, trái cây, chuối chín, gà, vịt, gạo... cũng được bỏ
vào miệng trâu như hàm ý khi trâu chết về thế giới bên kia cũng được no đủ.
Những người tham dự lần lượt đến chỗ trâu tự lấy các loại bánh, cơm lam, chuối
để ăn, máu trâu cũng được họ bôi lên trán với ước nguyện sức khỏe luôn dồi dào,
gia đình hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, dân làng đoàn kết và
thương yêu nhau, làm ăn no đủ...
Trâu được đem xẻ thịt, tiết trâu, gan
tim và bộ lòng trộn lẫn nhau với tiết trâu chế biến dùng để cúng Giàng và đãi
khách quí. Thịt trâu được chế biến thành các món ăn truyền thống như món
nướng, món luột, món hông... sau đó làm tiệc đãi khách, một số còn lại đem chia
đều cho dân làng.
Mọi người quây quần bên nhau trong ngôi nhà gươi uống rượu,
hát lý, nổi trống, đánh chiêng, thổi kèng Bơrét, sáo A lướt, múa tung tung da
dá cả ngày và kéo dài đến hết đêm cho đến khi gà rừng cất tiếng gáy vang báo
hiệu một ngày mới lại về trên núi rừng bao la và rộng lớn này. Đến đây, lễ hội Cha ha roo tamêê của người Cơtu trên vùng
Trường Sơn mới kết thúc, mọi người lần lượt ra về trong sự đùm bọc thương yêu nhau
và đợi một lễ hội Cha ha roo tamêê mùa năm sau.
Trai gái Cơtu nao nức chuẩn bị vào Hội. Chuẩn bị các món ăn và lễ vật cho Lễ hội. Nghi thức đón khách quí. Nghi thức tạ ơn thần linh đã cho đồng bào Cơtu một mùa bội thu. Già làng cúng trâu chuẩn bị Lễ đâm trâu. Trước khi diễn ra lễ đâm trâu, những già làng có uy tín trong làng cùng thực hiện nghi lễ cúng Giàng, ông bà tổ tiên tại nhà cúng Sau khi trâu chết, để tỏ lòng với con vật yêu quí, tấm dồ, tấm tuốt đẹp nhất đắp lên mình trâu, các loại bánh, cơm lam, trái cây, chuối chín, gà, vịt, gạo...cũng được bỏ vào chổ miệng trâu như hàm ý khi trâu chết về thế giới bên kia cũng được no đủ. Lễ hội ăn mừng lúa mới của người Cơtu. Thiếu nữ Cơtu trong điệu múa da dá. Trong ngày vui của làng.
Nguyễn Văn Sơn (Bảo tàng tỉnh Quảng Nam) (Nguyễn Văn Sơn (Bảo tàng tỉnh Quảng Nam))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.