Ông Trần Đình Thanh – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (đơn vị chủ đầu tư dự án cấp điện cho đảo Lý Sơn từ lưới điện quốc gia bằng cáp ngầm xuyên biển) đã cho biết như vậy.
Hết mình đưa điện đến đảo...Ngày 28.2.2014, Tổng Công ty Điện lực Miền Trung đã ký hợp đồng gói thầu cáp ngầm xuyên biển 01/EPC-LS với liên doanh nhà thầu Prysmian Power link S.r.l (Italia) và Công ty TNHH Thái Dương (Việt Nam). Mốc tiến độ chính của gói thầu sẽ được thực hiện như: Hoàn thành khảo sát (sẽ thực hiện xong trước ngày 30.5) và đệ trình hồ sơ thiết kế (trước ngày 15.7), vận chuyển cáp về đến cảng Dung Quất trước ngày 30.8.
Ngành điện đang làm hết mình để đưa điện ra đảo đúng tiến độ.
Ban QLDA điện nông thôn miền Trung (thuộc EVN CPC) cũng đã ký hợp đồng với Tổng Công ty 319 – Bộ Quốc phòng về việc khảo sát, lập phương án và dự toán rà phá bom mìn. "Dự án cấp điện bằng cáp ngầm xuyên biển cho đảo Lý Sơn là dự án quan trọng trong năm 2014 của Tổng Công ty Điện lực Miền Trung, với yêu cầu đến cuối năm 2014 phải hoàn thành. Để có mặt bằng “sạch” cho các nhà thầu thi công, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (BT-GPMB) và công tác rà phá bom mìn đã được tích cực triển khai trong thời gian qua. Đến nay, phương án BT-GPMB phần trên bờ đã được UBND huyện Bình Sơn, Ban QLDA Điện nông thôn miền Trung chi trả tiền cho các hộ dân bị ảnh hưởng, đến cuối tháng 3.2014 công tác chi trả đã thực hiện xong. "Chúng tôi đang làm hết mình để đưa điện ra đảo đúng tiến độ"-ông Thanh khẳng định.
Nhiều đảo vẫn chưa có điệnNhư vậy, tính đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã quản lý lưới điện tại 10/12 huyện đảo của cả nước. Tuy nhiên, hiện nay cả nước có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ, 1/6 số đảo đang có cư dân sinh sống, nhưng nhiều đảo vẫn chưa có điện. Mỗi năm Nhà nước đã phải bù lỗ gần 300 tỷ đồng để cấp điện cho các huyện đảo nhằm tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế biển.
Theo ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN - vấn đề cơ bản nhất hiện nay là để đảm bảo đủ điện cho các huyện đảo, với điều kiện mức đầu tư cao, trong khi lượng sử dụng điện còn hạn chế, để thống nhất giá điện trên toàn quốc, Nhà nước cần có cơ chế bù lỗ đồng thời với việc đầu tư hệ thống lưới truyền tải đưa điện lưới ra một số đảo gần bờ và hạch toán giá trị đầu tư vào giá thành thông qua việc trích khấu hao các đường điện ấy. Nhà nước nên khuyến khích cơ chế nội địa hóa trong đầu tư công nghệ điện gió, vừa góp phần đẩy mạnh các ngành công nghiệp cơ khí trong nước, vừa giảm suất đầu tư vào điện gió.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, để giải bài toán kinh tế cấp điện cho các đảo, việc xác định nguồn cấp điện cho các đảo không chỉ bao gồm yếu tố công suất, sản lượng mà còn phải đảm bảo giá điện hợp lý, bảo vệ môi trường. Ngoài việc xây dựng các nhà máy điện sạch với quy mô vừa đủ đảm bảo nguồn điện cấp tại chỗ đối với các đảo không thể nối lưới từ đất liền ra, phương án kéo điện ra các đảo bằng cáp ngầm (110kV, 22kV) cho thấy lợi thế hơn hẳn so với xây nhà máy nhiệt điện, điện gió hay năng lượng mặt trời.
Hoàng Vân (Hoàng Vân)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.