5 loại phí bắt buộc phải đóng khi mua ô tô gồm lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký, cấp biển số xe, phí đăng kiểm và lệ phí cấp Giấy đăng kiểm, phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, phí bảo trì đường bộ.
Bạn đọc hỏi: Để đưa một chiếc ô tô mới vào sử dụng, ngoài giá thành xe, người mua còn phải trả một số loại phí, lệ phí nhất định. Vậy có 5 loại phí bắt buộc phải đóng khi mua ô tô là gì?
Luật sư Quách Thành Lực - Đoàn LS TP Hà Nội cho biết, Nghị định 10/2022/NĐ-CP, Thông tư 229/2016/TT-BTC, Thông tư 120/2021/TT-BTC và Thông tư 04/2021/TT-BTC nêu rõ 5 loại phí bắt buộc phải đóng khi mua ô tô.
Lệ phí trước bạ
Thuế trước bạ ô tô là khoản lệ phí bắt buộc phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu một chiếc ô tô với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp được miễn thuế trước bạ. Mức thuế này với từng loại xe sẽ có sự khác nhau.
Mức thu lệ phí trước bạ khi sang tên xe ô tô được tính theo công thức sau:
Lệ phí trước bạ = Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí trước bạ
Loại xe
Mức thu lệ phí trước bạ (%)
Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (tính cả xe con pick-up)
10%
Địa phương quy định mức thu cao hơn đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (tính cả xe con pick-up)
≤ 15%
Ô tô pick-up chở hàng có khối lượng chuyên chở < 950 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống Ô tô tải VAN có khối lượng chuyên chở < 950 kg
60% mức thu lệ phí trước bạ của ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống
Ô tô điện chạy pin
0% (từ 01/3/2022 – 28/2/2025)
Các loại xe khác
2%
Lệ phí đăng ký, cấp biển số xe
Hiện nay, lệ phí cấp đổi giấy đăng ký xe, biển số xe đang thực hiện theo Thông tư 229/2016/TT-BTC như sau: (Đơn vị tính: đồng/lần/xe)
Stt
Loại xe
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III
1
Ô tô, trừ xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống áp dụng theo điểm 2 mục này
150.000 – 500.000
150.000
150.000
2
Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống
2.000.000 – 20.000.000
1.000.000
200.000
3
Sơ mi rơ moóc, rơ móc đăng ký rời
100.000 – 200.000
100.000
100.000
Phí đăng kiểm và lệ phí cấp Giấy đăng kiểm
Để được lưu thông xe trên đường, chủ phương tiện phải đem ô tô đi đăng kiểm. Ô tô đạt chất lượng kỹ thuật an toàn và các chỉ số bảo vệ môi trường mới được phép tham gia giao thông.
Hiện nay, giá dịch đăng kiểm lần đầu đang được xác định theo Thông tư 238/2016/TT-BTC như sau:
TT
Loại xe cơ giới
Mức giá (đồng)
1
Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép trên 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép trên 20 tấn và các loại xe ô tô chuyên dùng
560.000
2
Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép trên 7 tấn đến 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép đến 20 tấn và các loại máy kéo
350.000
3
Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép trên 2 tấn đến 7 tấn
320.000
4
Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép đến 2 tấn
280.000
5
Máy kéo, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và các xe tương tự
180.000
6
Rơ moóc, sơ mi rơ moóc
180.000
7
Xe ô tô chở người trên 40 ghế (kể cả lái xe), xe buýt
350.000
8
Xe ô tô chở người từ 25 đến 40 ghế (kể cả lái xe)
320.000
9
Xe ô tô chở người từ 10 ghế đến 24 ghế (kể cả lái xe)
280.000
10
Xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi, xe ô tô cứu thương
240.000
11
Xe ba bánh và các loại phương tiện vận chuyển tương tự
100.000
Nếu ô tô đạt chuẩn, đơn vị đăng kiểm sẽ cấp Giấy đăng kiểm hay còn gọi là Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Theo Thông tư 199/2016/TT-BTC, lệ phí cấp Giấy đăng kiểm mà chủ xe phải trả như sau:
Ô tô dưới 10 chỗ ngồi (không bao gồm xe cứu thương): 100.000 đồng/giấy.
Các loại ô tô khác: 50.000 đồng/giấy.
Phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Xe ô tô tham gia giao thông bắt buộc phải có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hạn.
Hiện nay, mức phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe ô tô được quy định tại Thông tư 04/2021/TT-BTC như sau:
TT
Loại xe
Phí bảo hiểm (đồng/năm)
I
Xe ô tô không kinh doanh vận tải
1
Loại xe dưới 6 chỗ ngồi
437.000
2
Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi
794.000
3
Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi
1.270.000
4
Loại xe trên 24 chỗ ngồi
1.825.000
5
Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)
437.000
II
Xe ô tô kinh doanh vận tải
1
Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký
756.000
2
6 chỗ ngồi theo đăng ký
929.000
3
7 chỗ ngồi theo đăng ký
1.080.000
4
8 chỗ ngồi theo đăng ký
1.253.000
5
9 chỗ ngồi theo đăng ký
1.404.000
6
10 chỗ ngồi theo đăng ký
1.512.000
7
11 chỗ ngồi theo đăng ký
1.656.000
8
12 chỗ ngồi theo đăng ký
1.822.000
9
13 chỗ ngồi theo đăng ký
2.049.000
10
14 chỗ ngồi theo đăng ký
2.221.000
11
15 chỗ ngồi theo đăng ký
2.394.000
12
16 chỗ ngồi theo đăng ký
3.054.000
13
17 chỗ ngồi theo đăng ký
2.718.000
14
18 chỗ ngồi theo đăng ký
2.869.000
15
19 chỗ ngồi theo đăng ký
3.041.000
16
20 chỗ ngồi theo đăng ký
3.191.000
17
21 chỗ ngồi theo đăng ký
3.364.000
18
22 chỗ ngồi theo đăng ký
3.515.000
19
23 chỗ ngồi theo đăng ký
3.688.000
20
24 chỗ ngồi theo đăng ký
4.632.000
21
25 chỗ ngồi theo đăng ký
4.813.000
22
Trên 25 chỗ ngồi
[4.813.000 + 30.000 x (số chỗ ngồi – 25 chỗ)]
23
Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)
933.000
III
Xe ô tô chở hàng (xe tải)
1
Dưới 3 tấn
853.000
2
Từ 3 đến 8 tấn
1.660.000
3
Trên 8 đến 15 tấn
2.746.000
4
Trên 15 tấn
3.200.000
Phí bảo trì đường bộ
Phí bảo trì đường bộ còn được biết đến với tên gọi khác là phí sử dụng đường bộ. Đây là một loại phí mà các chủ xe phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông.
Mức thu phí bảo trì đường bộ hiện đang áp dụng theo Thông tư 70/2021/TT-BTC và Thông tư 120/2021/TT-BTC như sau: (Đơn vị: nghìn đồng)
Số TT
Loại phương tiện chịu phí
Mức thu 1 tháng
Mức thu 3 tháng
Mức thu 6 tháng
Mức thu 12 tháng
Mức thu 18 tháng
Mức thu 24 tháng
Mức thu 30 tháng
1
Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh.
130
390
780
1.560
2.280
3.000
3.660
2
Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe quy định tại điểm 1 nêu trên); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ.
180
540
1.080
2.160
3.150
4.150
5.070
3
Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg – dưới 8.500 kg
270
810
1.620
3.240
4.730
6.220
7.600
4
Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg – dưới 13.000 kg
390
1.170
2.340
4.680
6.830
8.990
10.970
5
Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg -dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo – dưới 19.000 kg
590
1.770
3.540
7.080
10.340
13.590
16.600
6
Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg – dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg – dưới 27.000 kg
720
2.160
4.320
8.640
12.610
16.590
20.260
7
Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg – dưới 40.000 kg
1.040
3.120
6.240
12.480
18.220
23.960
29.270
8
Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên
Vui lòng nhập nội dung bình luận.