Nông dân Lai Châu đếm tiền trong mùa vắt mật ong, giảm nghèo, tăng thu nhập, bảo vệ môi trường

Bảo Anh Thứ sáu, ngày 29/07/2022 19:02 PM (GMT+7)
Sản xuất, kinh doanh mật ong theo hướng hàng hoá, nông dân xã Pha Mu, huyện Than Uyên, Lai Châu có thu nhập khấm khá sau mỗi mùa mật...
Bình luận 0

Clip: Mô hình nuôi ong lấy mật theo hường sản xuất hàng hoá của HTX Thanh Niên Pha Mu, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Nghề nuôi ong lấy mật ở Pha Mu

Theo các cụ già ở xã Pha Mu, huyện Than Uyên (Lai Châu), nghề nuôi ong lấy mật đã xuất hiện ở xã Pha Mu, huyện Than Uyên, Lai Châu từ rất lâu, Pha Mu được thiên nhiên ưu đãi có khí hậu mát mẻ, rừng xanh tươi tốt, với nhiều loài hoa khác nhau… T

Trước đây bà con trong xã chỉ đi bắt ong trên núi về nuôi thuần lấy mật phục vụ nhu cầu của gia đình và người thân với quy mô nhỏ và chỉ áp dụng những kỹ năng được truyền tay, chứ chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi ong, nên năng suất và chất lượng không cao.

Nuôi con bé như hạt ngô, màu nâu, bay vù vù, nông dân Lai Châu có thu nhập khá - Ảnh 2.

Xã Pha Mu, huyện Than Uyên, Lai Châu từ rất lâu, Pha Mu được thiên nhiên ưu đãi có khí hậu mát mẻ, rừng xanh tươi tốt, với nhiều loài hoa khác nhau rất có tiềm năng để phát triển nghề nuôi ong gắn với tự nhiên. Ảnh Bảo Anh

Ví như gia đình anh Vừ A Sử, bản Huổi Bắc, xã Pha Mu, huyện Than Uyên, trước đây cũng bởi chưa nghĩ đến việc nuôi ong thành hành hoá nên gia đình anh Sử chỉ nuôi với số lượng nhỏ, do chưa nắm bắt được quy trình và kỹ thuật nuôi, không di chuyển đàn ong theo mùa hoa nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Kể từ khi tham gia vào HTX Thanh niên Pha Mu, anh Sử đã nhân rộng trên 50 thùng ong và trở thành một trong những thành viên tích cực của HTX cung cấp nguồn mật ong chất lượng ra thị trường. Được hỗ trợ về kỹ thuật nuôi và sự giúp đỡ từ các thành viên cũng như chính sách phát triển nông nghiệp của tỉnh Lai Châu, anh Sử dự định sẽ nhân lên 100 đàn ong trong thời gian tới.

Nuôi con bé như hạt ngô, màu nâu, bay vù vù, nông dân Lai Châu có thu nhập khá - Ảnh 3.

Thay đổi phương thức sản xuất, từ nuôi ong theo phương pháp thủ công chuyển sang nuôi ong dùng hộp vuông có áp dụng khoa học kỹ thuật... nhờ đó đàn ong sinh trưởng và nhân đàn khá tốt. Ảnh Bảo Anh

Chia sẻ với phóng viên báo Dân Việt điện tử, anh Sử bồi hồi nhớ lại: Trước chúng tôi nuôi ong chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu của gia đình, chưa có ý định sản xuất thành sản phẩm để bán ra thị trường. Đến nay, được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp chính quyền, gia đình tôi đã phát triển mô hình nuôi ong lấy mật. Qua một thời gian thực hiện, tôi thấy mô hình này mang lại thu nhập khá cao.

 Xây dựng sản phẩm OCOP ở Lai Châu

Tìm hiểu chúng tôi được biết, mô hình nuôi ong lấy mật được HTX Thanh niên Pha Mu triển khai từ năm 2018, ban đầu với 20 thùng ong, đến nay HTX đã phát triển lên 300 thùng ong với sự tham gia của 7 thành viên.

Nuôi con bé như hạt ngô, màu nâu, bay vù vù, nông dân Lai Châu có thu nhập khá - Ảnh 4.

Hiện nay HTX Thanh niên Pha Mu đã phát triển lên 300 thùng ong với sự tham gia của 7 thành viên. Ảnh Bảo Anh

Để sản phẩm được nhiều khách hàng biết đến, HTX Thanh niên Pha Mu chủ động phân công các thành viên quản bá thông qua các mạng xã hội và bán buôn cho các thương lái. Bên cạnh đó, tranh thủ đưa sản phẩm mật ong trưng bày, giới thiệu, bán tại các hội chợ thương mại, dịp lễ hội trong và ngoài huyện Than Uyên. Nhờ đó lượng tiêu thụ ngày một tăng và mang lại nguồn thu nhập khá cho hội viên. Với giá trung bình 200 nghìn đồng/lít, trong 6 tháng qua HTX đã thu về trên 200 triệu đồng.

Chia sẻ với phóng viên báo Dân Việt điện tử, anh Kháng A Chính, Bí thư đoàn xã Pha Mu, thành viên HTX Than niên Pha Mu, huyện Than Uyên cho biết: Quá trình nhân rộng mô hình nuôi ong, chúng tôi nhận được sự trợ giúp của các kỹ sư từ học viện nông nghiệp, hỗ trợ về kỹ thuật nhân đàn và chăm sóc đàn ong. Nhờ đó, các thành viên trong HTX đã dần thành thạo về kỹ thuật và nắm rõ tập tính cũng như cách chăm sóc để đàn ong sinh sôi nảy nở.

Nuôi con bé như hạt ngô, màu nâu, bay vù vù, nông dân Lai Châu có thu nhập khá - Ảnh 5.

Quá trình thay đổi phương thức chăn nuôi, các thành viên HTX Thanh niên Pha Mu rất coi trọng việc chăm sóc đàn ong nhằm hướng tới mục tiêu tăng đàn, nâng cao chất lượng sản phẩm và nhân rộng mô hình. Ảnh Bảo Anh

Xác định mật ong là sản phẩm chủ lực mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con, HTX Thanh niên Pha Mu đặt mục tiêu nhân rộng số lượng đàn ong với quy mô ngày một lớn hơn. Trong quá trình thực hiện, HTX Thanh niên Pha Mu luôn chú trọng kiểm tra đàn ong, đẩy mạnh áp dụng KHKT vào sản xuất, từng bước nâng cao chất lượng mật đưa ra thị trường. Đến nay, sản phẩm mật ong Pha Mu đã được chứng nhận đạt chuẩn OCOP của tỉnh Lai Châu và được thị trường ưa chuộng.

Đánh giá về mô hình nuôi ong theo hướng sản xuất hàng hoá của HTX Than Niên Pha Mu, ông Hoàng Phi Hùng, Chủ tịch UBND xã Pha Mu cho biết: Mô hình nuôi ong theo hướng hàng hoá có áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc và sản xuất sản phẩm mật ong đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con địa phương.

Nuôi con bé như hạt ngô, màu nâu, bay vù vù, nông dân Lai Châu có thu nhập khá - Ảnh 6.

Mật ong Pha Mu có chất lượng dinh dưỡng cao, sản xuất an toàn... đã được chứng nhận đạt chuẩn OCOP của tỉnh Lai Châu và được thị trường ưa chuộng. Ảnh Bảo Anh

Từ thành công bước đầu của mô hình nuôi ong lấy mật trên địa bàn, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho HTX Thanh niên Pha Mu phát triển mô hình nuôi ong; đồng thời gắn với trải nghiệm du lịch để phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh Lai Châu tới tham quan, khám phá. Qua đó tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, góp phần nâng cao các tiêu chí trong xây dựng NTM.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem