Quá “hớp” với giá bán căn hộ ở TPHCM, đi đâu để tìm nguồn cung mới?

Phong Vân Thứ hai, ngày 12/04/2021 14:55 PM (GMT+7)
Thiếu hụt nguồn cung khiến giá bán căn hộ tăng cao, thậm chí có nơi vượt 100 triệu/m2 khiến thị trường bất động sản (BĐS) TPHCM dần mất điểm trong mắt nhà đầu tư.
Bình luận 0

TPHCM: Thị trường mất điểm vì giá quá cao

Báo cáo tiêu điểm thị trường BĐS năm 2020 và triển vọng 2021, CBRE nhận định, nguồn cung căn hộ chào bán năm 2020 giảm đến 35% so với năm 2019. Đây là mức giảm thấp nhất trong 6 năm qua. Thiếu hụt nguồn cung khiến giá bán căn hộ mới ở TPHCM liên tục thiết lập mặt bằng giá mới với mức tăng bình quân từ khoảng từ 20% - 30% so với dự án cũ.  

Căn hộ khu vực vùng ven có giá bán “mềm” nhất hiện nay nhiều người cũng khó với tới. Chẳng hạn, ở quận Bình Tân, 12, huyện Bình Chánh, Nhà Bè giá căn hộ đều từ khoảng 40 - 50 triệu đồng/m2. Ở quận 1, 3, TP.Thủ Đức (P.Thảo Điền, Thủ Thiêm) giá bán đều từ khoảng 65 - 150 triệu đồng/m2, có dự án trên 200 triệu đồng/m2. CBRE dự báo, thị trường căn hộ TPHCM năm 2021 sẽ chưa dừng thiết lập mặt bằng giá mới.

img

Quốc lộ 13 (đoạn qua TP.Thuận An) đang được quy hoạch mở rộng thành đại lộ

Đáng nói, khảo sát của DKRA Việt Nam cho thấy, trong quý 1/2021 nguồn cung căn hộ và lượng tiêu thụ mới tại TPHCM giảm mạnh, lần lượt chỉ bằng 35% và 34% so với quý trước. Nguồn cung mới chủ yếu tập trung ở căn hộ hạng A, trong khi đó căn hộ hạng sang tăng đáng kể. Thị trường tiếp tục thiếu vắng sản phẩm căn hộ hạng C. “Mặt bằng giá tăng cục bộ theo thông tin quy hoạch và nâng cấp lên quận ở những huyện vùng ven TPHCM khoảng từ 3 -5% so với thời điểm trước Tết, nhiều dự án chạm ngưỡng hạng sang. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường chỉ ở mức trung bình” - DKRA Việt Nam nhận định. Như vậy, thị trường BĐS TPHCM tuy có biến động giá nhưng thanh khoản chưa thật sự tốt.

Đô thị vệ tinh bứt phá

Trong khi đó, các đô thị vệ tinh liên tục bứt phá trong đầu tư hạ tầng, hiện đại hóa đô thị đã thu hút mạnh các nhà đầu tư đổ về như: Long An, Đồng Nai, Bình Dương… Đặc biệt,  Bình Dương đang trở thành “miền đất hứa” trong mắt các nhà đầu tư.

Chiến lược hiện đại hóa đô thị của Bình Dương được định hướng rõ ràng. Sau Thủ Dầu Một, Bình Dương chuyển sang hiện đại hóa 2 thành phố trẻ: Thuận An, Dĩ An theo quy hoạch Vùng đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2025. Nhờ đó, hàng loạt chủ đầu tư lớn đã kéo về, như: Sembcorp, Phát Đạt, Danh Khôi, Hưng Thịnh, Đất Xanh, Lê Phong, Quốc Cường Gia Lai, LDG, Kim Oanh, Phú Đông…

Các dự án trên cung đường đắc địa nhất Bình Dương là Quốc lộ 13 (TP.Thuận An) bán với giá khoảng từ 33 - 38 triệu đồng/m2 (căn hộ trung cấp) và 40 - 45 triệu đồng/m2 (căn hộ cao cấp) đã có lượng giao dịch rất tốt. Theo CBRE, dự án cao cấp tại Thuận An có mức tiêu thụ ấn tượng trên 80% - 90% trong năm 2020.

Theo các chuyên gia, Bình Dương là địa phương có sức bật tốt nhất trong các tỉnh giáp TPHCM nhờ hạ tầng đồng bộ và tốc độ hiện đại hóa đô thị nhanh, khi ba lần liên tiếp lọt vào danh sách 21 khu vực có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới của Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF). Bên cạnh đó, Bình Dương vẫn tạo được tính thanh khoản tốt cho nhà đầu tư. Do đó, xu hướng người dân, nhà đầu tư TPHCM dịch chuyển về đây là bình thường.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem