Quảng Ninh: Hạ Long có "khu đô thị... rác"?

Nguyễn Quý Thứ tư, ngày 12/07/2017 14:28 PM (GMT+7)
Qua 15 năm khởi công đầu tư xây dựng, hạ tầng cơ sở trong Khu đô thị (KĐT) Cao Xanh – Hà Khánh (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) vẫn chưa được hoàn thiện. Các hạng mục tối thiểu như điện, nước vẫn chưa được nghiệm thu; rất nhiều khoảng đất trống trở thành những khu đổ trộm rác...
Bình luận 0

Vào năm 2002, KĐT Cao Xanh – Hà Khánh (bao gồm các khu A,B,C) khởi công xây dựng, được kỳ vọng biến Cao Xanh – Hà Khánh trở thành KĐT với cơ sở hạ tầng đồng bộ, đáp ứng các yêu cầu về không gian kiến trúc, kỹ thuật hạ tầng tạo môi trường sinh hoạt thuận lợi cho cư dân đô thị, góp phần hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể TP.Hạ Long cũng như quy hoạch chi tiết KĐT mới Cao Xanh – Hà Khánh A,B, C.

img

Rất nhiều khu đất trống trong các KĐT Cao Xanh – Hà Khánh A,B,C, cỏ dại mọc um tùm như 1 KĐT hoang.

Nhưng cho đến nay, sau 15 năm xây dựng, cả 3 khu Cao Xanh – Hà Khánh A, B, C đều chưa được hoàn thiện hạ tầng. Nhiều đoạn đường chính chưa được thảm nhựa; hệ thống điện, nước sinh hoạt trong các khu dân cư thiếu đồng bộ; nhiều dãy phố không có điện chiếu sáng; thậm chí đã có một số khu nhà ở có hiện tượng sụt lún.

img

Và trở thành những nơi đổ rác trộm. Ảnh Nguyễn Quý

Đi dọc đoạn cầu nối từ KĐT Cao Xanh - Hà Khánh A sang khu Hà Khánh B, chúng tôi thấy tình trạng cầu chưa thảm xong, mưa thì lụt lội, nắng thì bụi mù.

Đường dẫn từ cầu K67 vào KĐT Cao Xanh - Hà Khánh B chỉ có một đoạn ngắn khoảng 50m, nhưng chưa được thảm nhựa, mặt đường xuống cấp, dầy đặc “ổ voi”.

Không chỉ thế, nạn đổ trộm chất thải rắn diễn ra ngày càng nhiều, khiến nơi đây mặc nhiên biến thành "khu đô thị... rác”.

Những bất cập trên đã khiến các hộ dân, cũng như các cơ quan đơn vị xây dựng trụ sở trong KĐT Cao Xanh - Hà Khánh B như TAND tỉnh Quảng Ninh, Công ty Chế biến than Quảng Ninh, Trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long... vô cùng bức xúc khi tham gia giao thông ở khu vực này.

Cũng chính do các KĐT đầu tư chưa hoàn thiện nên việc thu hút người dân đến sinh sống tại khu vực này bị hạn chế, gây lãng phí tài nguyên đất.

img

img

Nhiều đoạn đường trong KĐT chưa được thảm nhựa, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Ảnh Nguyễn Quý

Ông Ngô Quang Hải, chủ căn hộ Ô 25, Lô 17 (KĐT Cao Xanh – Hà Khánh A) cho biết: “Trong hợp đồng giao dịch mua bán đất giữa tôi (bên B) và Công ty CP Xây dựng công trình 507 (bên A) vào năm 2002 ghi rõ: Hệ thống điện đi ngầm dưới đất và đấu nối trực tiếp vào bốt điện gần nhà; trước cửa là vườn hoa sinh thái... Nhưng nay thì anh xem, chúng tôi phải mua dây, thuê ngành điện đấu nối từ bốt điện cách xa gần 1km, trong khi bốt điện gần nhà thì không đóng điện, lâu ngày đã hoen gỉ, hỏng hóc”.

img

Bốt điện chưa bao giờ... có điện.

Còn hộ ông Vũ Tự Lập (ở Lô 3, tổ 48D, Khu 4A, phường Cao Xanh, KĐT Cao Xanh – Hà Khánh A) thì bức xúc với việc không được mua trực tiếp nước sinh hoạt của Công ty CP nước sạch Quảng Ninh, mà phải trả tiền qua ban quan lý KĐT, đắt hơn 2.000 đồng/m3.

“Điều kiện cơ bản là điện, nước sinh hoạt còn chưa đủ tiêu chuẩn, nói gì tới việc đòi hỏi các thứ khác phải hoàn thiện như truyền hình cáp, đèn chiếu sáng ban đêm...”, ông Lập bức xúc. 

img

img

Trong hợp đồng với nhà đầu tư thứ cấp, đường điện được đấu ngầm dưới đất, nhưng sau 15 năm vẫn là những cột điện bằng gỗ tạm bợ và chằng chịt như “mạng nhện” trên trời.

Các hộ dân còn cho biết, nhiều lần xe tải đi qua kéo đứt dây điện do hệ thống cột điện tạm bợ, dây điện đấu nối chằng chịt qua đường; Không ít người tham gia giao thông trên các tuyến đường như công Cầu Đổ, chợ Sa Tô, ngã tư Đặng Châu Tuệ... đã bị ngã do đường quá gồ ghề.

Dân Việt tiếp tục thông tin sự việc đến đọc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem