Tái cơ cấu nông nghiệp: Sản xuất sạch, phù hợp quy hoạch cây có múi ở Bắc Trung Bộ

Lê Tập Thứ hai, ngày 18/11/2019 17:13 PM (GMT+7)
Những năm gần đây, cây ăn quả có múi (cam, chanh, bưởi) ở vùng Bắc Trung Bộ đã trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng. Nhờ áp dụng quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi sinh… nên sản phẩm cam, quýt ở đây được đánh giá có chất lượng tốt, người tiêu dùng ưa chuộng.
Bình luận 0

Nhằm giúp bà con nông dân phát triển cây có múi ổn định, tránh phát triển ồ ạt, mới đây Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp Sở NNPTNT Nghệ An tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp, chủ đề “Giải pháp phát triển sản xuất cây có múi hiệu quả vùng Bắc Trung Bộ”.

Cây có múi ngày càng được ưa chuộng

Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Từ những năm 1960, cây có múi, đặc biệt là cây cam đã trở thành cây ăn quả đặc sản của vùng, có tính sản xuất hàng hóa, từng đóng góp sản lượng và giá trị xuất khẩu đáng kể...

img

 Cây cam đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân Quỳ Hợp. (ảnh: Lê Tập)

Những năm gần đây, cây có múi (cam, chanh, bưởi) tiếp tục phát triển và là nhóm cây quả chủ lực của vùng với diện tích hiện có 27,94 nghìn ha, chiếm 40,15% tổng diện tích cây ăn quả toàn vùng, bằng 11,54% diện tích cam, quýt, chanh, bưởi cả nước.

Tại khu vực Bắc Trung Bộ đã hình thành một số vùng cây ăn quả có múi sản xuất hàng hóa tập trung như vùng trồng cam ở Quỳ Hợp, Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Yên Thành, Con Cuông (Nghệ An); Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), vùng trồng bưởi ở Hương Khê, Hương Sơn (Hà Tĩnh)… Trong đó có những giống cam bưởi nổi tiếng như bưởi Phúc Trạch, cam Bù, cam Vinh, bưởi đỏ Luận Văn…

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, do việc trồng cam, bưởi ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chủ yếu tự phát, trồng theo phong trào nhưng diện tích lại manh mún (diện tích vườn quả phổ biến từ 0,2 – 0,6ha/hộ) nên việc tiêu thụ đôi lúc gặp khó khăn, giá cả bấp bênh; các vùng sản xuất hàng hóa chưa rõ nét, chất lượng sản phẩm chưa ổn định; đặc biệt là thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây có múi.

Tránh phát triển “nóng”

Tại diễn đàn, nhiều vấn đề quản lý sâu bệnh hại, sản xuất sạch bệnh, áp dụng quy trình thâm canh và các tiến bộ khoa học kỹ thuật (tưới nước tiết kiệm kết hợp bón phân qua hệ thống tưới, bao quả, thụ phấn bổ sung), sản xuất theo GAP… đã được các nhà khoa học, nhà quản lý và bà con nông dân đưa ra thảo luận sôi nổi, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, độ đồng đều về kích thước, hình thức mẫu mã và lượng quả. 

Các địa phương cần phát triển các vùng cây có múi gắn với thủy lợi để đảm bảo tưới tiêu; phát triển những giống tốt; xây dựng mô hình chuỗi liên kết nông dân, viện nghiên cứu, doanh nghiệp. Quan trọng nhất là nông dân sản xuất được sản phẩm chất lượng, an toàn...”.
Ông Lê Văn Đức - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt

Bà Nguyễn Thị Hương - người trồng cam lâu năm ở xã Yên Khê (huyện Con Cuông, Nghệ An) mong muốn các nhà khoa học giúp các nhà vườn cách khắc chế sâu bệnh hiệu quả, ít phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hoá học nhưng năng suất và sản lượng cam vẫn ổn định.

Còn ông Chu Văn Viết ở xã Bồng Khê (huyện Con Cuông) hỏi giải pháp cho đầu ra quả cam ổn định.

Ông Trương Minh Châu - chuyên gia lĩnh vực trồng trọt (Sở NNPTNT Nghệ An) cho rằng, người trồng cam cần tập trung vào chất lượng sản phẩm, sản xuất cam an toàn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Để tăng giá trị quả cam, tìm đầu ra ổn định, bà con nên tham gia vào hợp tác xã, nhóm hợp tác để cùng nhau sản xuất theo tiêu chí VietGAP.

Định hướng về việc quy hoạch vùng trồng cây có múi Bắc Trung Bộ, ông Hoàng Văn Hồng - Trưởng phòng Khuyến nông trồng trọt và lâm nghiệp (Trung tâm Khuyến nông quốc gia) cho biết, hiện nay việc phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng được nhiều nông dân lựa chọn vì hiệu quả kinh tế cao.

Bộ NNPTNT đã có chỉ đạo các địa phương Bắc Trung Bộ phát triển cây có múi phải phù hợp với diện tích quy hoạch của từng tỉnh, từng vùng đặc sản, tránh phát triển nóng, ồ ạt, dẫn tới cung vượt cầu. Các địa phương phải tuyên truyền, hướng dẫn nông dân kỹ trước khi trồng, sử dụng giống cây sạch bệnh. 

Tín hiệu vui giữa lúc xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc sụt giảm

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 10 năm 2019 đạt 297,2 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2018.

Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10, xuất khẩu hàng rau quả đạt 3,11 tỷ USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của của Việt Nam trong 10 tháng qua,; đạt 2,08 tỷ USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng xuất khẩu rau quả sang thị trường này giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu thực phẩm Trung Quốc, nhập khẩu trái cây tươi của nước này trong 8 tháng đầu năm tăng mạnh, tăng 35% về lượng và 30% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, 5 loại trái cây có trị giá nhập khẩu lớn nhất gồm sầu riêng, cherry, chuối, măng cụt và nho.

Tuy nhiên, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) nhận định, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khiến nông sản của Trung Quốc giảm mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Khối lượng nông sản này quay ngược trở lại tiêu thụ nội địa. Thị trường nhập khẩu nhiều loại trái cây của Việt Nam vào Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng.

img

Tỷ trọng xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm 7,7% so với cùng kỳ

Đặc biệt, từ cuối năm 2018 đến nay, Trung Quốc liên tục tăng các hàng rào kỹ thuật liên quan đến kiểm dịch, vệ sinh ATTP và truy xuất nguồn gốc.

Việc nhập khẩu tiểu ngạch cũng bị siết chặt, trong khi Trung Quốc mới chỉ đồng ý cho 9 loại trái cây của nước ta được xuất chính ngạch vào thị trường của họ. Đây cũng là nguyên nhân khiến xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh trong thời gian qua.

Đáng chú ý, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong 10 tháng sang một số thị trường như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Đài Loan tăng rất mạnh.

img

Việt Nam đang làm tốt công tác mở rộng thị trường xuất khẩu nhóm hàng rau quả

Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông và Lào đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất. Xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Hồng Kông đạt 55,9 triệu USD, tăng 212,3%; sang Lào đạt 40 triệu USD, tăng 416,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu hàng rau quả sang nhiều thị trường tăng trưởng khả quan cho thấy các cơ quan chức năng Việt Nam đã làm tốt công tác mở rộng thị trường xuất khẩu nhóm hàng này, góp phần hổ trợ doanh nghiệp đa dạng thị trường xuất khẩu.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, với nỗ lực của các Bộ, ngành và doanh nghiệp, xuất khẩu hàng rau quả trong thời gian tới dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu chủng loại quả mã HS 080450 (ổi, măng cụt và xoài tươi hoặc khô) trong 7 tháng đầu năm 2019 của Hà Lan đạt 163.000 tấn; giảm 1,6% về lượng nhưng tăng 14,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Việt Nam là thị trường cung cấp chủng loại quả mã HS 080450 lớn thứ 49 cho Hà Lan, đạt 2.000 tấn, trị giá 8 triệu USD với tỷ trọng không đáng kể trong tổng nhập khẩu của nước này.

Với nhu cầu nhập khẩu cao, Hà Lan là thị trường đầy tiềm năng đối với nhóm quả này của Việt Nam. Đặc biệt, với lợi thế cảng biển Rotterdam lớn nhất trong EU, Hà Lan được xem là thị trường tiềm năng và là cửa ngõ quan trọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU.

Tuy nhiên, khi xuất khẩu vào thị trường này, sản phẩm quả của Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu rất nghiêm ngặt theo quy định của EU, Cục Xuất nhập khẩu lưu ý.

Nguyên Vỹ

90% lúa được bán qua thương lái

Theo Bộ NN&PTNT, kênh phân phối gạo tại thị trường nội địa gồm nhiều tác nhân, trong đó lớn nhất là thương lái. Trên 90% lúa tại ĐBSCL bán qua thương lái. Đa số các công ty lương thực, doanh nghiệp xuất khẩu gạo không tiến hành thu mua lúa từ nông dân mà chủ yếu thu mua lúa và gạo nguyên liệu từ thương lái. Người tiêu dùng hiện mua gạo chủ yếu từ các thương lái nhỏ.

Trong khi đó, với thói quen tiêu dùng thịt nóng, đa số người Việt Nam vẫn mua thịt trực tiếp tại các chợ truyền thống. Thịt các chợ này chủ yếu lấy từ các điểm giết mổ tư nhân (khoảng 80%).

Với các sản phẩm thủy sản, nếu các sản phẩm đánh bắt từ biển được thu gom bởi các cảng địa phương, thì sản phẩm thủy sản nước ngọt vẫn được phân phối thu qua hệ thống thương lái.

Riêng mặt hàng rau, quả gần như việc cung ứng cho thị trường giao phó cho thương lái. Thông thường rau, quả được thu hoạch và bán cho thương lái tại địa phương. Các thương lái này sẽ chuyển hàng hóa đến các thương lái lớn hơn hoặc bán cho các chợ truyền thống.

Trần Đáng

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem