Trường dạy nghề cho lao động nông thôn được hỗ trợ thế nào?

Thứ năm, ngày 12/07/2012 19:48 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Tôi được biết, hệ thống các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn được Nhà nước hỗ trợ. Cụ thể việc hỗ trợ này thế nào? (Nguyễn Đức Hải, Hoằng Hóa, Thanh Hóa)
Bình luận 0

Quyết định 1956/QĐ-TTg chủ trương huy động tất cả các cơ sở dạy nghề có năng lực tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Theo đó, các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, doanh nghiệp và cơ sở tư thục; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, các viện nghiên cứu, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ... có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn được tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí quy định trong đề án này và được cung cấp chương trình, giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

Tôi là người dân tộc thiểu số, muốn học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng). Nếu tôi đi học thì có được hỗ trợ kinh phí học nghề không? (Thào A Núi, Mèo Vạc, Hà Giang)

Theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, lao động thuộc nhóm đối tượng ưu tiên (người DTTS, gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng...) được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn. Mức hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học (cụ thể theo từng nghề và thời gian học thực tế).

Hỗ trợ tiền ăn mức 15.000 đồng/ngày thực học/người. Hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng tối đa 200.000 đồng/người/khóa học, đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15km trở lên.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem