Người dân Iran vây quanh chiếc xe chở linh cữu tướng Soleimani.
Vụ không kích của Mỹ sát hại thiếu tướng Qasem Soleimani, nhân vật được cho là quyền lực chỉ đứng sau Giáo chủ Ali Khamenei, sẽ còn tác động sâu rộng đến khu vực Trung Đông trong nhiều năm tới, thậm chí là hàng thập kỷ, theo tạp chí Foreign Policy.
Tạp chí uy tín của Mỹ cho rằng, mặc dù Ngoại trưởng Iran tuyên bố "Hành động tự vệ đã kết thúc", đòn nã tên lửa đạn đạo không gây chết ai của Iran có thể mới chỉ là sự bắt đầu.
Tạp chí Mỹ nhận định, Iran có thể dùng đến chính những di sản mà tướng Soleimani để lại để gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người Mỹ ở Trung Đông. Đó là lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ Quds, cho đến các lực lượng giấu mặt thân Iran ở Liban, Yemen, Syria, Afghanistan và những nơi khác.
Tướng Soleimani hiểu rằng, không giống như Nga và Trung Quốc, Iran chưa thể có đủ tiềm lực đối đầu trực diện với Mỹ. Vậy nên Tehran phải chống Mỹ theo một cách khác.
Iran phóng tên lửa trúng một số căn nhà, nơi chứa máy bay ở căn cứ Mỹ.
Một di sản khác mà tướng Soleimani để lại cho Iran chống Mỹ là mìn tự chế (IED). Loại mìn này cực kỳ nhỏ gọn, nhưng lại đặc biệt hiệu quả khi cài ven đường, trong các tòa nhà, nơi đông người qua lại hay các cơ sở ngoại giao.
IED có sức công phá đủ mạnh để gây thương vong, cũng như vô hiệu hóa các xe bọc thép, thậm chí là xe tăng.
Những công cụ như mạng lưới ngầm, mìn tự chế giờ sẽ được Iran sử dụng để báo thù cho cái chết của tướng Soleimani, theo tạp chí Foreign Policy. Các quan chức quốc phòng và tình báo Mỹ đã lường trước khả năng các lực lượng thân Iran tăng cường ám sát quan chức Mỹ, sát hại người Mỹ trên khắp thế giới.
“Những gì về Iran mà bạn biết còn tốt gấp vạn lần những điều mà bạn không biết”, một cựu quan chức Lầu Năm Góc nói về cái chết của tướng Soleimani. “Chúng ta đã vượt ranh giới đỏ”.
Theo tạp chí Mỹ, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump coi tướng Soleimani là khủng bố, giống như thủ lĩnh al-Qaeda Anwar al-Awlaki ở Yemen hay thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi ở Syria. Nhưng sự khác nhau là tướng Soleimani nắm quyền lực trong một quốc gia cỏ chủ quyền. Tiêu diệt một nhân vật như vậy sẽ gây ra nhiều hiệu ứng tiêu cực.
Giáo chủ Iran Ali Khamenei bật khóc khi linh cữu tướng Soleimani được đưa đến thủ đô Tehran.
“Một sự hỗn loạn không thể lường được đang ở phía trước”, Douglas Wise, cựu quan chức quốc phòng Mỹ nói. Một số quan chức Mỹ lo ngại về làn sóng bài Mỹ ở Trung Đông hay Iraq lại rơi vào chiến tranh giữa các phe phái.
Một số quan chức tình báo Mỹ “đặc biệt quan ngại” đến căng thẳng Mỹ-Iran vì “đó là nguồn cơn cho những sự trút giận đầy hận thù không hồi kết”.
“Soleimani có ảnh hưởng đến nền chính trị Iraq, là người đại diện cho Giáo chủ Iran Ali Khamenei. Sát hại Soleimani rồi, Giáo chủ Iran có để yên không?”, một quan chức Mỹ nói.
Iran đã xây dựng “mạng lưới do thám quy mô lớn” ở Kuwait, Bahrain, Ả Rập Saudi, và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), sẵn sàng để đặc nhiệm Quds mở các chiến dịch bí mật.
Điều đó có nghĩa là Iran hoàn toàn có thể mở chiến dịch quân sự hay dạng khủng bố ở các quốc gia này, một cựu quan chức Mỹ cho biết.
Tạp chí Foreign Policy kết luận, người Mỹ sẽ vẫn còn tiếp tục đổ máu sau cái chết của tướng Soleimani. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở đòn nã tên lửa đạn đạo không gây chết người của Iran. “Mối đe dọa diễn ra vào thời điểm nào, ở đâu còn tùy vào toan tính của Iran”, cựu quan chức CIA, Marc Polymeropoulos nói.
Tướng quân sự cấp cao Mỹ khẳng định rằng Iran phóng tên lửa với ý định gây thương vong cho binh sĩ Mỹ ở Iraq, chứ...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.