Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống nhờ công nghệ số hóa

Minh Anh Thứ tư, ngày 26/05/2021 05:31 AM (GMT+7)
Việt Nam có hơn 3.100 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia và rất nhiều những di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Nhiều di tích, di sản văn hóa đang đứng trước những tác động biến đổi của khí hậu, địa chất địa mạo, ý thức cộng đồng...cần có giải pháp bảo tồn và phát huy theo cách phù hợp...
Bình luận 0

Và một trong những giải pháp bảo tồn và phát huy các di tích, di sản văn hóa truyền thống dân tộc được cho là thích hợp nhất là số hóa.

Số hóa di sản là biện pháp sử dụng công nghệ 3D, scan đưa các di sản văn hóa vào không gian ảo từ đó tạo ra những mô hình có độ chi tiết cao.

Clip: Bảo tồn di sản bằng công nghệ 3D

Chỉ cần một thao tác nhấp click chuột thay vì phải tới tận nơi thì các nhà quản lý đã có thể khảo sát từ xa, du khách đã có thể tham quan bất kỳ lúc nào trước khi đặt chân tới thực địa. 

Số hóa cũng giúp cho những nhà nghiên cứu dễ dàng hình dung phục dựng chính xác nếu chẳng may di sản bị tàn phá do khí hậu, môi trường...

Điển hình cho ứng dụng công nghệ số hóa vào di sản ở nước ta là công trình số hóa 3D đình Tiền Lệ (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội). 

Đây là công trình đầu tiên của Việt Nam được sử dụng công nghệ 3D scanning. Nhờ công nghệ này, giới nghiên cứu cũng như khách tham quan không chỉ được quan sát tổng thể di sản mà còn được tìm hiểu . từng chi tiết nhỏ nhấ.

Người ta có thể thấy từ những nét chạm khắc, từng thớ gỗ, vết nứt, vết ố trên tường, cho đến những viên ngói xô lệch hay có thể “bóc tách” các chi tiết, đo đạc các cấu kiện,…Qua đó, nhiều người có được hiểu biết sâu sắc về đình Tiền Lệ nói riêng, kiến trúc cổ truyền Việt Nam nói chung.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản nhờ công nghệ số hóa - Ảnh 2.

Đình Tiền Lệ (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) được dựng bằng công nghệ 3D. Ảnh: VR3D

Sau đình Tiền Lệ, hàng loạt di sản đã được ứng dụng công nghệ 3D scanning. Ở Hà Nội có thể kể đến các di tích: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nhà hát Lớn và một số kiến trúc kiểu Pháp. 

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản nhờ công nghệ số hóa - Ảnh 3.

Chùa Một Cột được phục dựng bằng công nghệ 3D. Ảnh: VR3D

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản nhờ công nghệ số hóa - Ảnh 4.

Cố đô Huế trên máy tính số hóa.

Một số công trình thuộc quần thể di tích cố đô Huế (Thừa Thiên Huế) cũng đã được ứng dụng công nghệ 3D, như lăng Tự Đức, cung An Định, bức tranh Long Vân Khế Hội (chùa Diệu Đế). 

Riêng lăng Tự Đức được tập đoàn Google đưa vào ứng dụng Google Art and Culture - ứng dụng với công nghệ 3D tạo nên một bảo tàng trực tuyến cho phép người dùng có cái nhìn cận cảnh về nghệ thuật của các di sản trên thế giới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem