Dùng thứ này bắt cá lóc đồng to bự trong khu rừng tràm U Minh ở Cà Mau, đốt rơm nướng dậy mùi thơm

Vân Du Thứ ba, ngày 28/05/2024 09:10 AM (GMT+7)
Nếu đến U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau) mà không trải nghiệm xuyên rừng tràm đặt lọp và thưởng thức cá lóc đồng nướng rơm thì thật đáng tiếc.
Bình luận 0

Hiếm nơi nào được thiên nhiên ưu ái như Cà Mau bởi địa phương ngoài sở hữu khu rừng ngập mặn lớn thứ 2 thế giới còn có rừng U Minh Hạ bạt ngàn rừng tràm cùng vô số loài sản vật có giá trị kinh tế cao.

Trước nguồn lợi cá đồng vô tận, người dân nơi đây đã chế tạo ra nhiều dụng cụ để bắt cá, có thể kể đến như: câu cắm, đặt lờ, lọp...

Nhờ cần cù, siêng năng trong lao động mà đời sống người dân nơi đây không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Hình ảnh những người đàn ông len lỏi trong các khu rừng tràm đặt lọp đã trở nên quen thuộc với người dân vùng đất gắn liền với những câu chuyện tiếu lâm của Bác Ba Phi. 

Tuy nhiên, trong phát triển du lịch, đây được xem cách để thu hút và giữ chân du khách.

Ông Lê Thanh Hải (44 tuổi; ngụ huyện U Minh) cho biết để đặt lọp được nhiều cá lóc đồng, ông thường chọn những nơi có nhiều chà, ngã tư nơi giao nhau giữa các con kênh.

CLIP- Đã mắt xem nông dân đặt lọp bắt cá đồng ở rừng U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau).

"Lọp đặt cá có hình tròn với chiều dài khoảng 90 cm, thanh được làm bằng tre, bao quanh bằng lưới. Khi đặt, tôi cho mồi vào trong rồi dùng cỏ đậy lên để cá không bị nhát và vô lọp được nhiều hơn. Trung bình mỗi ngày, tôi cũng được vài kg cá đồng các loại" – ông Hải cười nói.

Nhằm bảo vệ nguồn cá đồng cho những năm tiếp theo, người dân huyện U Minh, tỉnh Cà Mau luôn chọn lưới lỗ to để bao quanh lọp để cá nhỏ có thể thoát ra ngoài và chỉ bắt những con cá to.

"Tôi và các bạn nghề luôn coi việc bảo vệ rừng như chính nồi cơm của gia đình bởi rừng đã cho chúng tôi cuộc sống ấm no. Nếu khai thác theo kiểu tận diệt thì chỉ được lợi nhuận trước mắt nhưng về lâu dài thì chẳng còn gì" – ông Nguyễn Văn Mol bộc bạch.

Du khách Nguyễn Thảo Tiên (23 tuổi; ngụ TP HCM) cho hay do sinh ra và lớn lên tại thành phố nên chị và rất nhiều bạn trẻ khác đều có đam mê trải nghiệm lội rừng, đặt lọp...

"Tôi thấy Cà Mau chọn phát triển du lịch theo hướng trải nghiệm thân thiện với môi trường là một cách làm hay và sẽ thu hút được du khách. Đây là lần thứ 3 tôi trở lại địa phương nhưng đều có cảm giác rất thích mỗi khi đến đây" – chị Tiên chia sẻ.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận về nghề đặt lọp ở rừng U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau):

Dùng thứ này bắt cá lóc đồng to bự trong khu rừng tràm U Minh ở Cà Mau, đốt rơm nướng dậy mùi thơm- Ảnh 3.

Người dân di chuyển bằng vỏ lãi để chọn điểm đặt lọp

Dùng thứ này bắt cá lóc đồng to bự trong khu rừng tràm U Minh ở Cà Mau, đốt rơm nướng dậy mùi thơm- Ảnh 4.

Nơi có nhiều chà và giao nhau giữa các dòng nước được người dân chọn làm điểm đặt lọp bắt cá lóc đồng.

Dùng thứ này bắt cá lóc đồng to bự trong khu rừng tràm U Minh ở Cà Mau, đốt rơm nướng dậy mùi thơm- Ảnh 5.
Dùng thứ này bắt cá lóc đồng to bự trong khu rừng tràm U Minh ở Cà Mau, đốt rơm nướng dậy mùi thơm- Ảnh 6.
Dùng thứ này bắt cá lóc đồng to bự trong khu rừng tràm U Minh ở Cà Mau, đốt rơm nướng dậy mùi thơm- Ảnh 7.

Ông Hải phấn khởi khi lọp dính được nhiều con cá đồng lớn trong rừng tràm U Minh hạ, tỉnh Cà Mau.

Dùng thứ này bắt cá lóc đồng to bự trong khu rừng tràm U Minh ở Cà Mau, đốt rơm nướng dậy mùi thơm- Ảnh 8.

Du khách cùng người dân thăm lọp

Dùng thứ này bắt cá lóc đồng to bự trong khu rừng tràm U Minh ở Cà Mau, đốt rơm nướng dậy mùi thơm- Ảnh 9.
Dùng thứ này bắt cá lóc đồng to bự trong khu rừng tràm U Minh ở Cà Mau, đốt rơm nướng dậy mùi thơm- Ảnh 10.

Du khách sau khi trải nghiệm xuyên rừng tràm U Minh hạ (Cà Mau) thu hoạch cá sẽ được thưởng thức cá lóc nướng rơm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem