Biết làm ăn, sinh đẻ vừa phải đang giúp người Mông ở Văn Lăng của Thái Nguyên sống nếp văn minh

Hà Thanh - Kiều Hải Thứ năm, ngày 16/03/2023 07:00 AM (GMT+7)
Đời sống vật chất, tinh thần của bà con dân tộc Mông ở xóm Khe Mong (xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) đang ngày một văn minh lên. Biết cách làm ăn, biết trồng rừng bán gỗ nguyên liệu, trồng chè bán búp và sinh đẻ với số con phù hợp là chìa khóa mở dần cửa thoát nghèo...
Bình luận 0

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang tính nông nghiệp hàng hóa

Xóm Khe Mong trước đây gồm 2 xóm Khe Cạn và Khe Mong. Khe Mong trước kia là một trong 5 xóm có tỷ đồng bào dân tộc Mông chiếm 100% của xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ. Trước đây người dân xóm Khe Mong chủ yếu gắn với cây ngô, cây sắn là chính, vì thế mà đời sống của bà con nơi đây gặp rất nhiều khó khăn.

Những đổi thay ở xóm Khe Mong, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên qua lời kể của người dân. Clip: Hà Thanh.

Cộng thêm việc, do nhận thức còn hạn chế nên tỷ lệ đồng bào sinh con thứ 4, thứ 5 rất nhiều, càng khiến cho cuộc sống của người dân trở nên bế tắc. Nhưng từ khi chương trình xây dựng nông thôn mới đi vào cuộc sống, được Đảng, Nhà nước cùng chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, bà con trong xóm đã dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Thái Nguyên: Thoát nghèo ở bản người Mông nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm tỷ lệ sinh con nhiều  - Ảnh 2.

Bà con người Mông ở Khe Mong hôm nay đã chuyển đổi từ trồng ngô, trồng sắn sang trồng chè, trồng rừng mang lại thu nhập kinh tế cao hơn trước. Ảnh: Hà Thanh

Thay bằng việc trồng ngô chỉ để ăn như trước kia, bà con đã đồng loạt chuyển sang trồng trè, trồng rừng bán giúp gia tăng thu nhập. 

Cũng từ đây, nhận thức của người dân dần được nâng lên, nhờ đó mà tỷ lệ gia đình có người sinh con nhiều cũng giảm đi rõ rệt. Đây chính là bước thay đổi lớn giúp cuộc sống của bà con dân tộc Mông nơi này trở nên khấm khá hơn trước.

Thái Nguyên: Thoát nghèo ở bản người Mông nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm tỷ lệ sinh con nhiều  - Ảnh 3.

Những đồi keo nguyên liệu xanh mướt đã dần thay thế nương ngô, nương sắn trước kia ở xóm Khe Mong, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Hà Thanh

Tỷ lệ hộ nghèo ở Khe Mong giảm đáng kể

Đến Khe Mong hôm nay, diện mạo làng bản đã hoàn toàn đổi khác. Không còn những mái nhà gỗ lụp xụp như trước kia mà thay vào đó là những ngôi nhà xây khang trang, sạch đẹp. Con đường vào với xóm người Mông không còn là con đường đá sỏi khó đi nữa mà là con đường bê tông trải dài tít tắp. Bà con phấn khởi lao động sản xuất, tất cả đã tạo nên một bức tranh đầy màu sắc tươi mới.

Thái Nguyên: Thoát nghèo ở bản người Mông nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm tỷ lệ sinh con nhiều  - Ảnh 4.

Đường vào Khe Mong hôm nay là con đường bê tông trải dài tít tắp. Ảnh: Hà Thanh

Đến nhà anh Hoàng Văn Thính, Phó xóm Khe Mong, người trước đây đã từng có nhiều năm làm Trưởng xóm Khe Mong thời kỳ chưa sáp nhập. Gia đình anh Thính đang tất bật dựng rạp để chuẩn bị lễ cưới cho con gái.

Thấy chúng tôi đến, anh Thính niềm nở mời vào nhà uống nước và trò chuyện. Khi được hỏi về tình hình phát triển kinh tế của bà con nhân dân nơi đây anh hồ hởi nói: Hiện nay, bà con trong xóm chủ yếu phát triển kinh tế với nghề trồng chè và trồng rừng. Khoảng 10 năm trở lại đây, được Đảng và Nhà nước quan tâm làm đường bê tông cho bà con, đưa nước sạch về tận xóm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu cho bà con, hỗ trợ bà con trồng chè, trồng keo. 

Từ đó trở đi cây chè đã trở thành cây trồng chủ lực, cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của xóm. Nhờ vậy người dân có thu nhập ổn định hàng tháng, đời sống của bà con trong xóm bớt khó khăn hơn trước rất nhiều.

Thái Nguyên: Thoát nghèo ở bản người Mông nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm tỷ lệ sinh con nhiều  - Ảnh 5.

Thay bằng những ngôi nhà gỗ lụp xụp trước đây ở xóm Khe  Mong, xã Văn Lăng là những ngôi nhà xây khang trang, sạch đẹp tạo nên diện mạo làng quê hoàn toàn đổi khác. Ảnh: Hà Thanh

Thái Nguyên: Thoát nghèo ở bản người Mông nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm tỷ lệ sinh con nhiều  - Ảnh 6.

Nước sạch về tận bản với bà con. Ảnh: Hà Thanh

Anh Thính cho biết thêm: Hiện cả xóm có tất cả 116 hộ, trong đó có 41 hộ người Mông, hộ nghèo và cận nghèo chiếm 29 hộ. Để có được những sự thay đổi tích cực như hôm nay là nhờ sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ của nhà nước cho các hộ nghèo như hỗ trợ con giống bò, gà để chăn nuôi, phát triển sản xuất.

Người Mông sinh đẻ với số con hợp lý

Theo anh Thính, khoảng 5, 6 năm trở lại đây, tình trạng đồng bào Mông trong xóm tảo hôn và sinh con thứ 3, thứ 4, thứ 5 gần như không còn. 

Hầu hết, các gia đình chỉ sinh một hoặc hai con, vì thế tỷ lệ trẻ em được đến trường là 100%. Để tỷ lệ đồng bào sinh con nhiều giảm, trên cơ sở tuyên truyền từ xã, về xóm cán bộ cũng tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con nhân dân thông qua các cuộc họp xóm. Qua đó, nhận thức của bà con được nâng lên và có sự thay đổi đáng kể.

Thái Nguyên: Thoát nghèo ở bản người Mông nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm tỷ lệ sinh con nhiều  - Ảnh 7.

Tỷ lệ đồng bào Mông ở Khe Mong sinh nhiều con đã giảm đáng kể trong khoảng chục năm trở lại đây. Ảnh: Hà Thanh

Rời nhà anh Hoàng Văn Thính, chúng tôi đến thăm gia đình ông Hoàng Văn Mùi, một người Mông có uy tín của xóm, đã từng có nhiều năm công tác tại xã Văn Lăng.

Trò chuyện với PV Dân Việt, ông Mùi chia sẻ: Trước đây, người Mông trong xóm chủ yếu di cư từ Cao Bằng xuống đây từ những năm 79, 80 của thế kỷ trước. Năm 1982, gia đình ông chính thức chuyển về đây sinh sống. Khi đó, ông được bà con tín nhiệm bầu làm phó xóm.

Theo ông Mùi, do tập quán và phong tục nên người Mông trước kia chủ yếu phát nương làm rẫy, trồng ngô, trồng sắn và lúa để ăn. Thậm chí ông và người dân trong xóm còn phải vượt quãng đường dài gánh đu đủ sang tận xã Tức Tranh, Phú Lương đi bán để lấy tiền đong gạo về ăn. Sau này, được người dân ở đó chỉ cho cách trồng chè để có thêm thu nhập mà lại đỡ vất vả, về nhà ông cùng một số hộ dân đã nghiên cứu cách trồng và sản xuất chè, kết hợp với trồng rừng. 

Đồng thời, được UBND nhân dân huyện và xã hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực trồng chè cho bà con nên người dân cũng tích cực hưởng ứng làm và bắt đầu có hiệu quả. Sau khi chè được thu hái, người dân sao chè đem bán, thu nhập vì thế tăng lên rất nhiều, từ đó cuộc sống của bà con có sự đổi khác hoàn toàn.

Thái Nguyên: Thoát nghèo ở bản người Mông nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm tỷ lệ sinh con nhiều  - Ảnh 8.

Cây chè đã trở thành cây trồng chủ lực giúp nâng cao thu nhập và giảm nghèo cho bà con người Mông ở Khe Mong hiện nay. Ảnh: Hà Thanh

Ông Trương Công Hiền – Chủ tịch UBND xã Văn Lăng cho biết: Hiện trên địa bàn xã Văn Lăng có 13 xóm, bản, trong đó có 5 xóm có đồng bào dân tộc Mông sinh sống với khoảng trên 500 hộ dân. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 70%, trong đó đồng bào Mông chiếm khoảng 1/3 dân số của xã. 

Do đó đời sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Tính đến thời điểm này, trên địa bàn toàn xã còn khoảng trên 600 hộ nghèo và cận nghèo (chiếm 47,45%), trong đó chủ yếu là các hộ người Mông.

Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của nhà nước cũng như của địa phương với các chương trình hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, đầu tư xây dựng đường giao thông, mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân trong trồng, sản xuất, chế biến chè, chăn nuôi an toàn. 

Đặc biệt là việc đưa vào hỗ trợ bà con một số dự án, mô hình sản xuất đã giúp nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Nhờ đó, điều kiện kinh tế và mức sống của nhân dân trên địa bàn xã từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.

Cụ thể, trong năm 2023, được sự hỗ trợ của doanh nghiệp và các ngành liên quan, địa phương đã đưa mô hình trồng cây sâm bố chính vào triển khai tại xóm Bản Tèn với 10 hộ dân tham gia thực hiện. Hi vọng mô hình này sẽ đem lại hiệu quả, từ đó địa phương sẽ từng bước nhân rộng đối với nhiều hộ dân trên địa bàn toàn xã để nâng cao thu nhập cho bà con, góp phần vào công tác giảm nghèo tại địa phương.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem