Cao tốc TPHCM-Trung Lương: Đường dành cho “quý tộc”?

Thứ năm, ngày 13/01/2011 12:03 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Đề án thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương mà BEDC vừa đưa ra khiến nhiều người bất ngờ, bởi đường đã xuống cấp ở nhiều đoạn, nhưng mức phí dự kiến thu lại quá cao!
Bình luận 0

Mức phí cao nhất mà Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc BIDV (BEDC) đưa ra là 4.000 đồng/km cho xe tải nặng và container, thấp nhất là 1.000 đồng/km đối với xe ô tô dưới 12 chỗ, tương đương khoảng 160.000 đồng và 40.000 đồng nếu chủ xe chấp nhận đi theo đường này.

Đó là “cái giá” cho khoảng một giờ đồng hồ tiết kiệm được, tức chỉ mất khoảng 1 giờ nếu đi bằng đường cao tốc, thay vì phải 2 giờ nếu đi theo quốc lộ 1A để từ Tiền Giang đến TP.HCM và ngược lại.

 img
Mức thu phí dự kiến áp dụng vốn đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương bị cho là quá cao.

Ông Hồ Quốc Lực - Tổng giám đốc Công ty Fimex VN (Sóc Trăng) cho biết, hiện mỗi xe container chở 25 tấn tôm từ Sóc Trăng đi TP.HCM tốn khoảng 9 triệu đồng cước vận chuyển. Nay, nếu phải mất thêm 160.000 đồng để tiết kiệm được một giờ đồng hồ là quá phung phí.

Mức phí cao nhất mà BEDC đưa ra là 4.000 đồng/km cho xe tải nặng và container, thấp nhất là 1.000 đồng/km đối với xe ô tô dưới 12 chỗ, tương đương khoảng 160.000 đồng và 40.000 đồng nếu chủ xe chấp nhận đi theo đường này.

Một giờ đồng hồ không làm ảnh hưởng đến chất lượng những con tôm xuất khẩu, nhưng thêm 160.000 đồng/25 tấn tôm là không nhỏ, nhất là với những doanh nghiệp hàng năm xuất khẩu trên dưới 10.000 tấn tôm như Fimex VN. “Đi theo đường cũ là Quốc lộ 1A, chỉ tốn thêm 2- 3 lít dầu, đương nhiên lợi hơn” - ông Lực nói.

Một giờ đồng hồ tiết kiệm được khi rút ngắn thời gian vận chuyển, đương nhiên vẫn có lợi, nhưng đó là cái lợi chung cho các sản phẩm nông nghiệp khi góp phần nâng cao đôi chút chất lượng. Nhưng với doanh nghiệp, cái lợi ấy không lớn, thậm chí vô hình, khó cân đo và lại rút bớt lợi nhuận của họ nhiều hơn.

Doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cá và nhiều sản phẩm nông nghiệp của vùng ĐBSCL cũng không khác. Không khó để hình dung, những dòng xe tải, container và cả xe vận chuyển hành khách… sẽ dồn trở lại quốc lộ 1A, nhằm tiết kiệm chi phí.

Như vậy, nếu đề án thu phí này được thông qua, có lẽ, con đường cao tốc này phần lớn sẽ chỉ dành cho những cán bộ đi công cán (được thanh toán phí bằng tiền ngân sách), những doanh nhân đi giao tiếp, làm ăn và những người khá giả… muốn rút ngắn thời gian đi lại.

Do đó, mức phí đề ra phải được cân nhắc, tính toán lại cho kỹ nhằm khuyến khích các phương tiện tham gia giao thông, hướng đến cái lợi của toàn xã hội hơn là mục đích tối thượng là hoàn vốn nhanh.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem