Lạc vào thế giới ân tìnhH.A nhiễm HIV đã 10 năm, một thời gian đủ dài để sự sống đôi khi còn khổ hơn cái chết. Nhưng chị vẫn phải sống để làm chỗ dựa cho 2 đứa con và người mẹ già… Con gái chị nay đã vào lớp 12 để chuẩn bị sang năm thi đại học. Cháu muốn thi ngành luật hoặc báo chí để có thể bảo vệ được những người yếu thế như mẹ. Tác phẩm đầu tiên của H.A là bức ảnh “Người phụ nữ làng bên”.
Trả lời câu hỏi: Sao bạn chụp bức ảnh này? Chị khóc. Trong những ngày đầu tiên của quãng đời cơ cực, chính người đàn bà nông thôn bình dị trong ảnh đã gặp và nói với chị: “Cố lên con ạ!”. Rồi chị chụp ảnh về một cô giáo mầm non có họ hàng xa với mình. Cô giáo đã đưa H.A đi xét nghiệm HIV, đã ôm chị vào lòng để cùng khóc rồi cùng chị hoạch định từng bước đi mà sống và nuôi con. Bức ảnh về “Người mẹ không quen” đã giúp chị và nhiều người bạn cùng cảnh ngộ kiếm được việc làm…
Một người phụ nữ cầm tấm ảnh do mình chụp được trưng bày tại triển lãm.
Ảnh của Đ - một người mẹ cũng “giống” như H.A về những ân tình nhận được trong quãng đời nhiễm HIV. Đang trình bày trong cuộc trưng bày ảnh thuộc Dự án Photovoice 2013 do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) và nhóm Mặt Trời của Bé tổ chức thực hiện tại Hà Nội ngày 13.7, Đ chạy ra ngoài rấm rứt khóc. Cô bộc bạch: “Em từng nghĩ những chuyện này sống để dạ, chết mang theo”. Bức ảnh xúc động nhất của Đ chụp là hình ảnh bà mẹ cô ngồi lầm lũi nơi góc phố nhỏ bán mẹt hàng lặt vặt, nhặt từng đồng tiền lẻ nuôi thân và nuôi cả con của cô. Ảnh của 4 thành viên nhiễm HIV trong nhóm đều giống nhau ở điểm “hiền”. Hình như sau bao nỗi thống khổ trong cuộc sống, họ chỉ muốn nhớ đến những điều thật tốt đẹp của những người xung quanh, của những người bạn cùng cảnh ngộ.
Chiếc cầu thang nhà chị HậuSáng 14.7, rất nhiều phụ nữ khuyết tật trong Hội Những người khuyết tật huyện Ba Vì (Hà Nội) đã có mặt tại hội trường trung tâm Trường Đào tạo bồi dưỡng chính trị của huyện để tham gia triển lãm những bức ảnh mà họ đã chụp được trong Chương trình Photovoice 2013. Chị Hậu, chị Dinh, chị Hằng, chị Hương, chị Ngân… những phụ nữ nông thôn cả đời quanh quẩn trong lũy tre làng với nỗi mặc cảm về dị tật trên cơ thể mình. Với họ, việc cầm một chiếc máy ảnh là chuyện lạ trong đời, chụp được một bức ảnh lại còn khó hơn nữa. Giữ thăng bằng cơ thể trên chiếc chân trụ còn lại để chụp, nâng máy ảnh trên một cánh tay tật nguyền để chụp, biết bao vất vả và mồ hôi đằng sau ống kính. Vậy mà những bức ảnh của họ đẹp, ấm áp và tỏa sáng lung linh thứ ánh sáng từ trái tim.
Chuyện đời của chị Phùng Thị Hậu ở thôn Đồng Bảng, xã Đồng Thái đã làm nhiều người không cầm nổi nước mắt. Với một bên chân bị liệt, chị quanh quẩn ở nhà, đến tuổi 31 lỡ thì gái quê, chị cố kiếm một đứa con để ấm áp lúc về già nhưng gia đình theo đạo Công giáo, tất cả đều quay lưng với chị. Làm sao kể hết những khổ cực mà người mẹ bị liệt một chân đã trải qua để nuôi lớn đứa con trai mình suốt 12 năm qua bằng nghề may gia công và bán rau ở chợ. Đến giờ chị mới com cóp được chút tiền để xây lại căn nhà lấy chỗ chui ra chui vào cho 2 mẹ con. Căn nhà chỉ cao hơn nhà 1 tầng của hàng xóm có 80cm nhưng được chia làm 2 tầng. Hỏi chị tại sao, chị bảo con trai chỉ ước mơ trong nhà có một cái cầu thang. Chị bảo chân mẹ thế này làm sao leo cầu thang được? Cháu bảo mẹ cứ xây đi, con sẽ dìu mẹ leo lên, lo gì.
"Em chỉ muốn mọi người biết được những người phụ nữ tật nguyền chăm sóc và yêu con của họ có khi còn hơn cả người bình thường, dù một cử động của họ cũng khó khăn. Bởi vì đứa con là cả giấc mơ cả cuộc đời họ”.
Chị Lê Thị Ngân (28 tuổi, ở Tản Hồng, Ba Vì, Hà Nội)
|
đành dang dở vì hết tiền. Chị bảo để hoàn thiện căn nhà cần phải ngót nghét 100 triệu đồng nữa, lấy đâu ra. Thế nên bức ảnh chị chụp cậu con trai đứng trước ngôi nhà xây dang dở, như một mũi khoan xoáy vào tim chúng tôi.
Chị Lê Thị Ngân, năm nay 28 tuổi, vì di chứng chất độc da cam từ bố mà Ngân chỉ cao bằng một đứa bé lên 7 tuổi, một bên chân ngắn teo, một bên chân thẳng đơ. Lần đi xa duy nhất của Ngân khỏi thôn La Phẩm, xã Tản Hồng là được xuống Hà Nội nhận xe lăn. Cô chụp rất nhiều ảnh bạn bè mình, những người phụ nữ khuyết tật chăm sóc con với những cánh tay tật nguyền, những đôi chân bị liệt. Cô bảo: “Em chỉ muốn mọi người biết được những người phụ nữ tật nguyền chăm sóc và yêu con của họ có khi còn hơn cả người bình thường, dù một cử động của họ cũng khó khăn. Bởi vì đứa con là cả giấc mơ cả cuộc đời họ”.
Tràn ngập trong cái triển lãm nhỏ của phụ nữ tật nguyền huyện Ba Vì sáng hôm ấy là những khuôn mặt trẻ con, bởi các chị phần lớn sống độc thân, hoặc cố kiếm một đứa con để nuôi trong bao vất vả, tủi nhục. Ánh sáng từ trái tim của họ đã tỏa ra chiếu sáng những khuôn hình, vẽ đường viền cho khuôn mặt những thiên thần trong ảnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.