Chuyện kỳ bí về việc chôn cất Gia Cát Lượng

Trần Vũ (Theo Toutiao) Thứ hai, ngày 10/07/2017 18:30 PM (GMT+7)
Trong phim Tam Quốc diễn nghĩa, khi Gia Cát Lượng chết, đám tang được tổ chức rất linh đình. Tuy nhiên lại có một thuyết khác hoàn toàn trái ngược về đám tang của Gia Cát Lượng với những chi tiết ly kỳ bí ẩn.
Bình luận 0

Những người thuộc lịch sử thời Tam quốc đều biết, Gia Cát Lượng chẳng những có tài kinh thiên vĩ địa, còn cống hiến cả đời cho Lưu Bị và nước Thục, có thể gọi ông là đại biểu cho sự trung lương, mô phạm cho đạo làm thần tử.

Đặc biệt trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung lại miêu tả Gia Cát Lượng như thần thánh. Bộ tiểu thuyết này chẳng những được nhân dân Trung Quốc sùng bái mà ở Nhật Bản và các nước Đông Nam Á cũng rất nhiều người ngưỡng mộ.

img

Gia Cát Lượng tuổi nhỏ mồ côi cha nên cùng chú đến Nam Dương làm ruộng. Sau này Lưu Bị ba lần đến lều tranh mời mới ra giúp Lưu Bị tranh giành thiên hạ. Sau khi Thục Hán khai quốc, Gia Cát Lượng được phong Thừa tướng, tước Võ Hương hầu, đối nội vỗ về muôn dân, xây dựng các nề nếp, đặt quan chức, quy định quyền hành.

Về đối ngoại thì liên Ngô kháng Tào. Để thực hiện lý tưởng khôi phục nhà Hán, đã nhiều lần bắc phạt, nhưng vì nhiều nguyên nhân mà đều thất bại. Cuối cùng Gia Cát Lượng bị bệnh nặng rồi qua đời ở Ngũ Trượng Nguyên.

Gia Cát Lượng là quân sư của Lưu Bị, thông hiểu thiên văn địa lý, từng nhiều lần bày mưu tính kế cho Lưu Bị, làm nên một sự nghiệp lừng lẫy. Lúc sống được phong Võ Hương Hầu, sau khi chết được truy phong thụy hiệu Trung Võ Hầu.

img

Khi sống, Gia Cát Lượng đã để lại cho hậu thế rất nhiều mưu kế chưa thể lý giải, đến khi sắp chết, Gia Cát Lượng lại một phen thể hiện tài thần cơ diệu toán. Cho đến nay đã mấy ngàn năm, vẫn chưa có ai có thể nói rõ được chỗ bí ẩn đó.

Cụ thể là vào năm 234, Gia Cát Lượng ngã bệnh ở Ngũ Trượng Nguyên. Mọi người đều nghĩ rằng Gia Cát Lượng sẽ được tổ chức một đám tang hoành tráng. Nhưng kết quả sẽ khiến mọi người bất ngờ.

Trước khi chết, Gia Cát Lượng từng định dùng đàn thất tinh để cải mệnh, hiềm nỗi ý trời khó tránh. Biết rằng thời gian của mình không còn bao lâu, Gia Cát Lượng đã gửi cho ấu chúa A Đẩu một bức thư. Trong thư đại khái nói rằng: “A Đẩu à, tôi sắp đến lúc phải đi, không thể tiếp tục ra sức vì Thục quốc nữa. Sau này ngài phải tự mình lo liệu. Sau khi tôi chết, ngài tìm 4 người khỏe mạnh khiêng quan tài đi về hướng Nam, nơi nào dây thừng đứt thì táng xuống nơi đó. Việc này không thể nói với người khác, hãy nhớ”. Sau khi A Đẩu nhận được thư không lâu, Gia Cát Lượng đã từ trần.

img

Lúc đó, A Đẩu theo lời dặn, tìm 4 người khỏe mạnh đồng thời tự mình lựa chọn dây thừng tốt để buộc quan tài vào đòn khiêng, rồi cho khiêng quan tài đi thẳng về hướng Nam. Bốn người khiêng quan tài đi 3 ngày 3 đêm, đã vô cùng kiệt sức mà dây thừng vẫn chưa có dấu hiệu bị đứt. Đúng vào lúc những người thổ binh cảm giác dây thừng không thể đứt thì dây đột nhiên đứt. Tiếp ngay sau đó là lở núi. Những người thổ binh khiêng quan tài và Gia Cát Lượng đều bị chôn vùi nơi hoang dã. Vì thế, phần mộ của Gia Cát Lượng ở đâu không có ai biết.

Gia Cát Lượng hạ táng đến nay đã gần 2000 năm, rất nhiều người đều từng định tìm mộ Gia Cát Lượng nhưng không thành công. Vậy rút cục mộ Gia Cát Lượng nằm ở đâu? Điều này đã thành câu đố thiên cổ khó lý giải.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem