Hướng dẫn cách viết tờ khai Căn cước công dân mới, chuẩn nhất

PV Thứ năm, ngày 12/12/2019 08:45 AM (GMT+7)
Tờ khai căn cước công dân mẫu CC01 được dùng để công dân kê khai thông tin về nhân thân của mình khi có yêu cầu cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Cách viết tờ khai căn cước công dân như thế nào để đúng chuẩn theo mẫu quy định mới nhất? Dân Việt sẽ có những hướng dẫn cụ thể để bạn đọc tham khảo.
Bình luận 0

Thông tư 41/2019/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 66/2015/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo đó, tờ khai Căn cước công dân mẫu CC01 được dùng để công dân kê khai thông tin về nhân thân khi có nhu cầu cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (kể cả trường hợp công dân kê khai trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến).

img

Mẫu tờ khai căn cước công dân theo Thông tư 41/2019/TT-BCA

Cụ thể, cách viết tờ khai Căn cước công dân (CC01) được hướng dẫn tại Thông tư 66/2015/TT-BCA và điều khoản sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 1 Tờ khai căn cước công dân mẫu CC01 được dùng để công dân kê khai thông tin về nhân thân của mình khi có yêu cầu cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Vậy cách viết tờ khai căn cước công dân như thế nào để đúng chuẩn theo mẫu quy định mới nhất?

Dân Việt sẽ có những hướng dẫn cụ thể để bạn đọc tham khảo:

Mục “Họ, chữ đệm và tên”, “Họ và tên gọi khác”: Viết đầy đủ họ, chữ đệm và tên theo giấy khai sinh; chữ in hoa đủ dấu. Chỉ viết họ, tên gọi khác nếu trong giấy khai sinh có họ và tên gọi khác;

Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Viết ngày, tháng, năm sinh của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Ngày sinh viết 02 chữ số; năm sinh viết đủ bốn chữ số. Đối với tháng sinh từ tháng 3 đến tháng 9 viết 01 chữ số, các tháng sinh còn lại viết 02 chữ số;

Mục “Giới tính”: Nếu giới tính nam viết là “Nam”, nếu giới tính nữ viết là “Nữ”;

Mục “Dân tộc”, “Tôn giáo”: Viết dân tộc, tôn giáo của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như trong giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng nhận dân tộc, tôn giáo của cơ quan có thẩm quyền;

Mục “Quốc tịch”: Viết quốc tịch của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như trong giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền;

Mục “Tình trạng hôn nhân”: Viết tình trạng hôn nhân hiện tại của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, gồm: Chưa kết hôn, đã kết hôn hoặc đã ly hôn;

Mục “Nhóm máu” (nếu có): Viết theo bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

Mục “Nơi đăng ký khai sinh”: Viết địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh của công dân. Trường hợp giấy khai sinh không viết đầy đủ địa danh hành chính theo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thì viết địa danh hành chính theo giấy khai sinh đó. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi thì viết theo địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định;”

Mục “Quê quán”: Viết địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh, sổ hộ khẩu. Trường hợp các giấy tờ đó không viết đầy đủ địa danh hành chính theo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thì viết địa danh hành chính theo giấy tờ đó. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi thì viết theo địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định;

Mục yêu cầu của công dân:

- “Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân”: Đối với các trường hợp cấp lần đầu thì viết cấp mới; đối với các trường hợp hư hỏng, hết thời hạn hoặc có sự thay đổi, sai sót thông tin trên thẻ Căn cước công dân hoặc công dân có yêu cầu đổi thẻ thì viết cấp đổi; đối với các trường hợp mất thẻ hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam thì viết cấp lại;

- “Chuyển phát thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ của công dân”: Trường hợp công dân cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có yêu cầu chuyển phát thẻ Căn cước công dân thì viết “có” và viết đầy đủ địa chỉ nhận, số điện thoại liên hệ, nếu không có yêu cầu thì viết “không”;”

Phần mã vạch hai chiều mã hóa toàn bộ thông tin nhân thân của công dân và các thông tin phục vụ quản lý trên Tờ khai Căn cước công dân trực tuyến.

Mục “Thời gian hẹn”: Đăng ký ngày cụ thể công dân đến cơ quan quản lý căn cước công dân làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; mục “Tại”: Viết tên cơ quan quản lý căn cước công dân mà công dân đăng ký đến làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân”.

TẢI MẪU TỜ KHAI CĂN CƯỚC: TẠI ĐÂY

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem