Tại "lá chắn" Covid-19 cuối cùng ở Hà Nội ngày giáp Tết: Bỏ cả tuần trăng mật, vội vã đi chống dịch (bài 1)

Gia Khiêm Thứ bảy, ngày 22/01/2022 07:07 AM (GMT+7)
Vừa lấy chồng xong, nữ điều dưỡng Đỗ Mỹ Linh vội quay trở lại công việc chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch tại "lá chắn" cuối cùng đang căng thẳng từng ngày cùng đồng nghiệp giành sự sống cho người bệnh.
Bình luận 0

LTS: Những ngày chuẩn bị bước sang năm mới Nhâm Dần 2022 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, Hà Nội - nơi được mệnh danh là "lá chắn" phòng chống dịch Covid-19, các y, bác sĩ vẫn ngày đêm căng mình điều trị cho những người bệnh rất nặng, nguy kịch.

Họ tạm gác lại niềm vui của bản thân, gia đình ngày Tết mà âm thầm lặng lẽ cứu chữa, giành giật sự sống cho người bệnh. Tất cả đều nêu cao phương châm "Điều trị bằng khối óc, chăm sóc bằng trái tim" với hy vọng sự sống sẽ hồi sinh.

PV Dân Việt đã tận mắt có mặt tại nơi "cam go" nhất đó để chứng kiến những câu chuyện, được lắng nghe những chia sẻ về nghề, gia đình của những nhân viên y tế nơi đây.

Cành đào Tết tại nơi không có Tết

Những ngày này, hành lang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, Hà Nội khá vắng vẻ. Khu vực sảnh đón tiếp bệnh nhân không một bóng người. Các dây barie phân lối đi trong khu vực phân loại, sàng lọc bệnh nhân mang bệnh thông thường vẫn không chút xê dịch.

Vừa kết thúc ca làm việc buổi sáng, chị Đặng Thị Thanh, cán bộ phòng Công tác xã hội của bệnh viện đã tranh thủ giờ nghỉ trưa, tìm kiếm lọ hoa để cắm và đặt cành đào ở quầy bên ngoài sảnh chính bệnh viện. 

Tại "lá chắn" cuối cùng ở Hà Nội ngày Tết: Vừa "chân ướt chân ráo" về nhà chồng đã vội vã chống dịch (bài 1) - Ảnh 2.

Phòng hồi sức 3, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương các y bác sĩ đang chạy đua cứu bệnh nhân F0 nặng. Ảnh: Gia Khiêm

Vừa nhanh tay dỡ bỏ dây chằng trên cành đào, chị Thanh cười bảo: "Đào được tặng đó, người nhà bệnh nhân mang đến tận cổng. Anh chị em bác sĩ bận túi bụi, không có thời gian nghĩ đến Tết nữa". 

Sở dĩ các y, bác sĩ bận đến như vậy bởi dù sắp chạm thời khắc Tết Nguyên đán nhưng hơn 500 giường bệnh tại đây luôn kín và rơi vào tình trạng quá tải. Trong khi không khí Tết đã bao phủ khắp các nẻo đường tổ quốc thì khoa Hồi sức tích cực nơi đây hoàn toàn khác. 

Tại "lá chắn" cuối cùng ở Hà Nội ngày Tết: Vừa "chân ướt chân ráo" về nhà chồng đã vội vã chống dịch (bài 1) - Ảnh 3.

Chị Đặng Thị Thanh – cán bộ phòng Công tác xã hội Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tranh thủ giờ nghỉ trưa, tìm kiếm lọ hoa để cắm và đặt cành đào ở quầy bên ngoài sảnh chính bệnh viện. Ảnh: Gia Khiêm

Ở đây duy nhất chỉ là sự khẩn trương, hối hả cấp cứu, theo dõi, chăm sóc người bệnh cùng với tiếng máy kêu "tít tít". Các ca mắc Covid-19 chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", số ca phải chuyển điều trị lên tầng 2, 3 tăng, dẫn đến áp lực đè lên đôi vai các nhân viên y tế cũng nặng hơn. 

Công tác tại Khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đến nay đã hơn 4 năm, nữ điều dưỡng Đỗ Mỹ Linh (28 tuổi, quê Nghệ An) hầu như chưa có cái Tết trọn vẹn bên gia đình. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khi số bệnh nhân nặng tăng mạnh chị Linh cùng đồng nghiệp dường như không có tâm trí nào để nghĩ đến Tết. Tất cả tâm trí lực, chị dành hết cho cuộc chạy đua giành sự sống cho các bệnh nhân đang ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh.

Tại "lá chắn" cuối cùng ở Hà Nội ngày Tết: Vừa "chân ướt chân ráo" về nhà chồng đã vội vã chống dịch (bài 1) - Ảnh 4.

Vừa lấy chồng được ít ngày chị Đỗ Mỹ Linh đã nhận nhiệm vụ chống dịch, Tết năm nay chị không ở bên gia đình đón không khí trọn vẹn. Ảnh: Gia Khiêm

Vừa tiến hành kiểm tra truyền thuốc cho bệnh nhân ở giường bệnh này, nữ điều dưỡng lại vội đi sang giường bệnh bên cạnh thấy huyết áp của bệnh nhân tăng bất thường… Sau khi kiểm tra kiểm soát huyết áp ổn định, chị lại ngoảnh sang giường bên cạnh để vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân.

Trao đổi với PV Dân Việt, chị Linh kể, do các bệnh nhân nằm phòng bệnh đặc biệt nên không có người thân bên cạnh. Các nữ điều dưỡng ngoài làm công tác chuyên môn chữa bệnh còn kiêm nhiệm vụ vệ sinh cá nhân, chăm lo sức khoẻ, tinh thần cho các bệnh nhân.

"Tôi cùng đồng nghiệp trực tiếp theo dõi điều trị cho buồng bệnh khoảng 9 bệnh nhân. Trong số này có bệnh nhân lọc máu, bệnh nhân điều trị ECMO, thở máy, chăm sóc toàn diện, vệ sinh cá nhân, tắm rửa cho bệnh nhân, không có người nhà nên công việc nào cũng phải làm", chị Linh chia sẻ.

Tại "lá chắn" cuối cùng ở Hà Nội ngày Tết: Vừa "chân ướt chân ráo" về nhà chồng đã vội vã chống dịch (bài 1) - Ảnh 5.

Chia sẻ về Tết Nhâm Dần 2022, chị Linh có chút buồn và cảm thấy tủi thân bởi mới lấy chồng, có gia đình riêng nhưng mình không về chuẩn bị được gì cho gia đình. Ảnh: Gia Khiêm

Theo chị Linh, công việc vất vả là vậy khi dường như lúc nào các giường bệnh cũng kín bệnh nhân rất nặng và nguy kịch.

Chị Linh kể, vừa chân ướt chân ráo về nhà chồng cách đây hơn 1 tháng. Thời điểm đó, dù công việc rất bận nhưng chuyện trọng đại cả đời nên chị xin đơn vị nghỉ phép hơn 1 tuần. Cưới xong chị cũng không "thưởng" cho mình chút thời gian nghỉ tuần trăng mật, ở bên chồng nhiều mà vội quay trở lại công việc của mình. 

Chia sẻ về Tết Nhâm Dần 2022, chị Linh có chút buồn và cảm thấy tủi thân bởi mới lấy chồng, có gia đình riêng nhưng mình không về chuẩn bị được gì cho gia đình. 

Tại "lá chắn" cuối cùng ở Hà Nội ngày Tết: Vừa "chân ướt chân ráo" về nhà chồng đã vội vã chống dịch (bài 1) - Ảnh 6.

Nhân viên y tế liên tục căng mình chống dịch cứu chữa người bệnh kể cả trong thời khắc cả nước đón giao thừa. Ảnh: Gia Khiêm

"Giờ chúng tôi phải tập trung cố gắng hết sức cho bệnh nhân nhanh hồi phục, hết dịch Covid-19 để có thể được đi đi về về không phải ở cả tháng ở bệnh viện.

Cũng may bố mẹ chồng và chồng cũng hiểu công việc mình đang làm nên tôi cũng đỡ áp lực một phần. Thực sự tôi chỉ muốn gia đình thông cảm, hiểu cho mình.", chị Linh tâm sự. 

Tại "lá chắn" cuối cùng ở Hà Nội ngày Tết: Vừa "chân ướt chân ráo" về nhà chồng đã vội vã chống dịch (bài 1) - Ảnh 7.

Những bệnh nhân điều trị tại "lá chắn" cuối cùng tại Hà Nội đều rất nặng. Ảnh: Gia Khiêm

"Sau mỗi ca làm việc, chúng tôi  tranh thủ nghỉ ngơi lấy sức để tiếp tục hành trình cứu chữa cho bệnh nhân. Mọi người cũng thường xuyên chia sẻ, động viên nhau. Tại bệnh viện đều là những ca nặng, nguy kịch, điều khiến tôi và các bác sĩ vui đó là giây phút thấy bệnh nhân tỉnh, nói chuyện được với người nhà. Chúng tôi cố gắng làm việc hy vọng rằng gia đình với mọi người đều khoẻ mạnh.", chị Nhung nói.

"Tết chúng tôi vẫn sẽ làm như ngày thường"

Luôn tay luôn chân điều trị cho bệnh nhân F0 nặng, nữ điều dưỡng Phan Thị Hoà (33 tuổi, ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội) cho PV Dân Việt biết, đã trực chiến tại bệnh viện hơn 1 tháng qua. Năm nay chị trực xuyên Tết và không nghĩ đến Tết khi ca bệnh tại đây hàng ngày vẫn đang rất căng thẳng.

Tại "lá chắn" cuối cùng ở Hà Nội ngày Tết: Vừa "chân ướt chân ráo" về nhà chồng đã vội vã chống dịch (bài 1) - Ảnh 8.

Năm nay chị Phan Thị Hoà trực xuyên Tết và không nghĩ đến Tết khi ca bệnh tại đây hàng ngày vẫn đang rất căng thẳng. Ảnh: Gia Khiêm

"Tôi làm tại khoa gần 10 năm, những ngày trực có bệnh nhân Covid-19 áp lực công việc nhiều hơn so với bình thường. Khối lượng công việc khá nhiều, luôn tay luôn chân. Suốt hơn 8 tiếng vào ca nếu khối lượng chưa xong chúng tôi phải ở lại hoàn thiện nốt", nói vừa dứt câu chị Hoà lại vội chạy đi cấp cứu cho bệnh nhân.

Vừa chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân, chị Hoà bảo các điều dưỡng không khác gì "bảo mẫu" của các bệnh nhân F0 nặng. Bác sĩ liên tục theo dõi, không dám lơ là từng phút trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Tại "lá chắn" cuối cùng ở Hà Nội ngày Tết: Vừa "chân ướt chân ráo" về nhà chồng đã vội vã chống dịch (bài 1) - Ảnh 9.

Chị Hoà cho biết, cả năm qua thời gian ở nhà của chị rất ít, chủ yếu tham gia chống dịch nên không có thời gian chăm sóc gia đình, con cái. Ảnh: Gia Khiêm

"Từ việc vệ sinh răng miệng cho tới những việc vệ sinh cá nhân khác cho bệnh nhân chúng tôi đều chăm chút làm từng ngày. Bệnh nhân đã vào đến đây thì sự sống đã giao hết trách nhiệm cùng niềm tin cho bác sĩ rồi. Chính vì vậy, chúng tôi luôn xem những bệnh nhân như chính thân nhân của mình. Có nghĩ như vậy các nhân viên y tế mới dồn hết sức lực chăm lo cho người bệnh", chị Hoà trải lòng.

Chị cũng chia sẻ công việc bận nhưng gia đình, cơ quan hỗ trợ rất nhiều. Cả năm qua thời gian ở nhà của chị rất ít, chủ yếu tham gia chống dịch nên không có thời gian chăm sóc gia đình, con cái. 

"Dịch bệnh phức tạp, chồng tôi rất thông cảm, động viên vợ cố gắng. Anh ấy cũng là chỗ dựa tinh thần cho tôi trong dịp như thế này. Ai cũng muốn có cái Tết trọn vẹn bên gia đình, người thân là lúc mọi người sum họp nhưng nếu ai cũng nghĩ vậy thì bệnh nhân biết làm sao, không ai có thể bỏ mặc bệnh nhân của mình. Tết năm nay chúng tôi vẫn sẽ làm như ngày thường", chị Hoà nói thêm.

Còn nữa!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem