Đây là loài cá nước ngọt miền Nam gọi cá bống tượng (Oxycleotris marmoratus), thuộc giống cá bống đen.
Loài cá này khi lớn có thể đến vài kg, khi chế biến có màu trắng như thịt gà, dai và vị ngọt, là thực phẩm quý và có tác dụng chữa bệnh.
Cá bống giàu protein, ít chất béo, có các sinh tố B2, D, E, PP và chất khoáng Ca, P, Fe, S, Fe, P, Ca. Theo Đông y, cá bống vị ngọt mặn, tính bình, vào tỳ vị, can thận.
Loài cá này có tác dụng kiện tỳ ích khí, hoà vị, bổ can thận, cường kiện cân cốt, hành huyết mạch, tiêu tích trệ, lợi thuỷ, an thai.
Loài cá này dành cho người cơ thể suy kiệt, yếu mỏi tay chân, ho suyễn, tiêu hoá kém bổ dung sức khỏe rất tốt. Hằng ngày dùng 100 - 300g bằng cách kho, nấu, hầm, chiên rán.
Đây là loài cá thường được dùng nấu trong các món ăn, bài thuốc dùng để bồi bổ cho sức khỏe như: cá bống kho củ kiệu, cháo cá bống, cá bống om mộc nhĩ… nhưng trong đó, cá bống kho tương bần rất hấp dẫn vừa ăn lại vừa dễ làm.
Với cách kho này thịt cá chắc, thơm mùi tương đặc trưng rất đưa cơm. Dân Việt giới thiệu cách kho cá bống với tương bần như sau:
Nguyên liệu kho cá bống với tương, cà pháo:
- Cá bống
- Tương bần
- Cà pháo muối chua (hoặc thay bằng dưa chua hoặc chuối xanh, hoặc măng chua)
- Riềng, hành củ
- Nếu ăn cay có thể thêm ớt
- Mắm + muối tuỳ vị
Cách kho cá:
- Ướp cá 30 phút, sơ chế nguyên liệu xong, xếp lớp riềng cắt lát xuống đáy nồi, tiếp đến cho cá và cà pháo muối chua lên trên rồi cho tương bần vào, nước sấp mặt cá. Bắc lên bếp và kho với lửa nhỏ khoảng 2 tiếng thì tương mới thấm vào cá.
- Nếu kho bằng nồi áp suất thì chọn chế hầm. Nồi hầm xong thì mềm nục xương, chờ xả van hơi áp suất thì mở ra đun. Đun mức nhỏ nhất tới khi nước cạn, bề mặt cá khô se lại là được.
- Thành phẩm nồi cá bống kho tương bần thơm nghi ngút với màu nâu sánh quyện vô cùng bắt mắt, hấp dẫn, mang đúng phong vị của miền Bắc. Cá bùi, thịt chắc, thơm mùi tương lẫn riềng thơm lừng đảm bảo rất đưa cơm.
Chúc các bạn thành công khi chế biến loài cá bống theo cách này!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.