Người thầy Lân - Sư - Rồng ở xứ cao nguyên

PV Thứ hai, ngày 13/03/2023 06:55 AM (GMT+7)
Bên cạnh sự phát triển của bộ môn Lân – Sư – Rồng là truyền tải giá trị của cuộc sống, đạo lý nhân văn và thắp lên hi vọng cho mọi người. Đó là câu chuyện về người thầy đã thắp lửa đam mê cho các bạn trẻ ở xứ cao nguyên.
Bình luận 0

Người thắp ngọn lửa múa Lân – Sư – Rồng ở xứ cao nguyên

Trưởng đoàn Lân Sư Rồng Nhân Nghĩa Đường tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thái sinh năm 1970 ở Quảng Nam. Chàng trai Nguyễn Thái năm xưa là một thanh niên ưu tú của tỉnh, có thời gian hoạt động lâu dài với công tác đoàn thể đặc biệt là phong trào võ thuật của tỉnh nhà.

Người thầy Lân - Sư - Rồng ở xứ cao nguyên  - Ảnh 1.

Trưởng đoàn Lân Sư Rồng Nhân Nghĩa Đường tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thái. Ảnh: NVCC

Trong một lần rất tình cờ đến Đắk Lắk thăm người thân, Nguyễn Thái đã quyết định sẽ ở lại mảnh đất này. Có lẽ cái duyên đã đưa ông đến một vùng đất xa lạ để rồi trở thành quê hương thứ hai của mình. Sau đó cái tên Nguyễn Thái đã thắp lên ngọn lửa Lân – Sư – Rồng ở xứ cao nguyên được nhiều người biết đến.

Năm 1996, Nguyễn Thái đặt chân tới Đắk Lắk. Sống và làm việc ở Thành Đoàn Buôn Mê Thuột, ông tham gia dạy võ dạy, múa Lân, múa Rồng cho thanh thiếu niên nhưng tại thời điểm đó chỉ dừng lại ở sinh hoạt câu lạc bộ nhỏ.

Người thầy Lân - Sư - Rồng ở xứ cao nguyên  - Ảnh 2.

Phong trào Lân – Sư- Rồng phát triển rộng khắp tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: NVCC

Ông Thái nhớ lại: "Những năm đó nơi đây còn nghèo, kinh tế khó khăn, điều kiện đường xá không thuận tiện, các phương tiện phục vụ cho học tập thiếu thốn nên để phát triển bộ môn Lân – Sư – Rồng".

Ấp ủ ước mơ lớn, không quản khó khăn, 9 năm trường ông đi khắp các huyện trên địa bàn dạy võ, dạy múa Lân, múa Rồng. Thời điểm thiếu kinh phí, ông bắt xe về TP.HCM mua lại đồ tập cũ để học trò của mình có thể tập luyện.

Năm 2005, ông thành lập Nhân Nghĩa Đường và từ đó múa Lân, múa Rồng không chỉ là một môn nghệ thuật mà với cái Tâm của người thầy, môn nghệ thuật ấy thấm đẫm tính nhân văn "Nghệ thuật vị nhân sinh". Cũng chính từ đây phong trào Lân – Sư- Rồng phát triển rộng khắp tỉnh Đắk Lắk.

Người thầy Lân - Sư - Rồng ở xứ cao nguyên  - Ảnh 3.

Nhiều năm tâm huyết với nghề của thầy Nguyễn Thái. Ảnh: NVCC

Không chỉ là một bộ môn nghệ thuật

Xã hội ngày càng phát triển, có rất nhiều cám dỗ đến với giới trẻ. Là người có thời dài hoạt động trong các phong trào thanh thiếu niên, người thầy Nguyễn Thái luôn đau đáu những suy tư, mong muốn các em có sân chơi lành mạnh hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Ông không chỉ giúp các em tránh xa tệ nạn xã hội, tạo công ăn việc làm mà điều đặc biệt nhất ông đem đến cho trẻ em khiếm khuyết trên mảnh đất này bộ môn Lân – Sư – Rồng. Các em được dạy múa Lân, múa Rồng, làm Lân, làm Rồng để cuộc sống được thắp lên một lần nữa, xóa đi mặc cảm về khiếm khuyết của bản thân.

Người thầy Lân - Sư - Rồng ở xứ cao nguyên  - Ảnh 4.

Nhiều bạn trẻ đã được thắp lên niềm tin cuộc sống nhờ thầy Nguyễn Thái. Ảnh: NVCC

Chúng tôi được gặp trực tiếp em Nguyễn Thị Hà, sinh năm 2002. Ba mẹ em là người Thái Bình di cư vào ở trong vùng sâu, vùng xa của Đắk Lắk. Số phận thật trớ trêu khi hai chị em Hà đều câm điếc. Hoàn cảnh gia đình rất vất vả, làm thuê làm mướn. Cuộc sống như khép cửa với em. Thế nhưng giờ đây Hà như con cháu trong nhà, sống cùng và tiếp nối đam mê cùng thầy Nguyễn Thái với công việc làm Lân – Sư – Rồng.

img
img
img
img

Thầy Nguyễn Thái được tặng nhiều giấy khen của huyện tỉnh. Ảnh: NVCC

Với những cống hiến không mệt mỏi bằng cái tâm nhân nghĩa của mình, ông đã được Ban chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng Kỷ niệm chương – Vì thế hệ trẻ năm 2014 cùng nhiều giấy khen, bằng khen của huyện, của tỉnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem