Quản lý chặt sản xuất và xuất khẩu cá tra

Thứ tư, ngày 15/05/2013 06:28 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Chiều 14.5, Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định của Chính phủ về sản xuất và xuất khẩu cá tra.
Bình luận 0

Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung góp ý vào các dự thảo quy định về nuôi, chế biến cá tra; quy định đối với cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cá tra; các cơ sở nuôi và chế biến cá tra thương phẩm; giá sàn và xuất khẩu cá tra nguyên liệu…

img
Ao nuôi cá tra phải nằm trong quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.

Theo bản dự thảo, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải tuân thủ theo các quy định sau: Địa điểm, diện tích, sản lượng nuôi cá thương phẩm phải nằm trong quy hoạch nuôi cá tra được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Trước khi thả nuôi, cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải đăng ký diện tích nuôi, thời gian nuôi và sản lượng nuôi với Hiệp hội Cá tra Việt Nam. Đến ngày 31.12.2014, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải đạt chứng nhận quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) hoặc đạt tiêu chuẩn quốc tế tương đương…

Bên cạnh đó, theo dự thảo, giá sàn cá tra nguyên liệu được xác định theo các căn cứ chủ yếu sau: Giá thành sản xuất cá tra nguyên liệu trung bình và đảm bảo lợi nhuận hợp lý của người nuôi cá tra thương phẩm, diễn biến của thị trường cá tra trong nước và quốc tế; Bộ Tài chính phối hợp với Bộ NNPTNT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư có sản lượng cá tra hàng hóa lớn hướng dẫn phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, giá thành sản xuất cá tra nguyên liệu làm căn cứ để xác định và công bố giá sàn.

Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính, Hiệp hội Cá tra Việt Nam xây dựng và công bố giá sàn cá tra nguyên liệu trong từng thời kỳ làm căn cứ cho các cơ sở chế biến, xuất khẩu cá tra đàm phán, ký kết hợp đồng mua cá tra nguyên liệu…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem