Quanh năm ngồi nhà đúc thứ gì bán cho thiên hạ mà ông nông dân Ninh Bình "bỏ túi" nửa triệu/ngày?

Vũ Thượng Thứ tư, ngày 01/11/2023 05:42 AM (GMT+7)
Ông Trần Cao Vân (xóm 12, xã Lai Thành, huyện Kim Sơn) trước kia từng làm nghề thợ xây, năm 2008, ông Vân chuyển sang đúc chậu cảnh để phục vụ người dân về trồng cây hoa, cây cảnh…nhờ nghề đúc chậu cảnh này giúp ông Vân thu nhập gần nửa triệu đồng mỗi ngày.
Bình luận 0

"Sống khỏe" từ nghề đúc chậu cảnh

Có mặt tại xóm 12 (xã Lai Thành, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN quan sát ông Trần Cao Vân đang tỉ mỉ ghép từng khuôn nhựa, rồi tiến hành trộn bê tông để đúc chậu cảnh.

Clip: Một nông dân ở xã Lai Thành (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) chỉ việc đúc chậu cảnh thu gần nửa triệu đồng

Ông Trần Cao Vân chia sẻ: "Trước kia tôi từng làm nghề thợ xây, nhưng thấy làm việc vất vả, thu nhập thấp vì vậy tôi đã chuyển sang nghề đúc chậu cảnh. Nghề đúc chậu cảnh tự do về thời gian, không lo đầu ra bởi nhu cầu người dân chơi cây hoa, cây cảnh ngày càng tăng".

Một nông dân ở Ninh Bình chỉ đúc chậu cảnh thu gần nửa triệu đồng mỗi ngày - Ảnh 2.

Ông Trần Cao Vân (xóm 12, xã Lai Thành) đứng cạnh một chiếc chậu cảnh đã hoàn thiện. Ảnh: Vũ Thượng

"Các chậu cảnh tôi làm luôn đảm bảo các tiêu chí như: Bền, đẹp, giá thành hợp lý…qua đó sản phẩm của tôi luôn thu hút đông đảo khách hàng. Tùy loại chậu mà giá dao động từ 300.000-1.000.000 đồng/chiếc, bình quân mỗi ngày tôi có thu nhập hơn 400.000 đồng", ông Vân nói.

Một nông dân ở Ninh Bình chỉ đúc chậu cảnh thu gần nửa triệu đồng mỗi ngày - Ảnh 3.

Ông Vân ở Ninh Bình "sống khỏe" từ nghề đúc chậu cảnh. Ảnh: Vũ Thượng

Theo ông Vân, nghề đúc chậu cảnh không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật, nhưng rất cần sự tinh tế và sáng tạo. Chỉ những ai có tình yêu với nghề mới "thổi hồn" vào sản phẩm, tạo dấu ấn trên những sản để biến các chậu cảnh thành đồ vật hữu hiệu, giàu tính nghệ thuật.

Một nông dân ở Ninh Bình chỉ đúc chậu cảnh thu gần nửa triệu đồng mỗi ngày - Ảnh 4.

Tùy từng loại chậu cảnh mà giá bán từ 300.000-1.000.000 đồng/chiếc. Ảnh: Vũ Thượng

Quan sát, các chậu cảnh ông Vân tạo nên luôn có hoa văn, kiểu dáng độc đáo, mới lạ, mặc dù nguyên liệu đúc chậu cảnh chỉ là xi măng và cát trộn đều.

Kỹ thuật đúc chậu cảnh đơn giản

Ông Trần Cao Vân (xóm 12, xã Lai thành) bật mí cách tạo nên một chiếc chậu cảnh đẹp mắt, đơn giản mà nhiều người có thể làm được. Cụ thể, chọn loại cát nhỏ, mịn, sạch tránh trường hợp chậu làm ra bị rỗ. Xi măng có nhiều loại tùy theo lựa chọn từng người.

Một nông dân ở Ninh Bình chỉ đúc chậu cảnh thu gần nửa triệu đồng mỗi ngày - Ảnh 5.

Ông Trần Cao Sơn chia sẻ kỹ thuật đúc chậu cảnh đơn giản. Ảnh: Vũ Thượng

Tiếp đến là nước cung cấp để trộn bê tông phải là nước sạch, không dùng nước mặn, nước lợ, chua phèn. Thông thường trộn 1 xi măng thì thêm 1,5 cát, trộn nhanh các thành phần tạo vữa sao cho thật đồng nhất.

Một nông dân ở Ninh Bình chỉ đúc chậu cảnh thu gần nửa triệu đồng mỗi ngày - Ảnh 6.

Đối với những chậu cảnh kích thước lớn, ông Vân phải dùng bộ dòng dọc để di chuyển. Ảnh: Vũ Thượng

Ông Vân lý giải, về nguyên tắc không có một công thức cố định nào về tỉ lệ nước trong bê tông hoặc trong hồ vữa, mà nên thử nghiệm tại chỗ, bởi còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Độ ẩm của cát, độ hút của nước cốt liệu…

Một nông dân ở Ninh Bình chỉ đúc chậu cảnh thu gần nửa triệu đồng mỗi ngày - Ảnh 7.

Trên mỗi chậu cảnh được quét sơn màu đẹp mắt. Ảnh: Vũ Thượng

Bước kế tiếp, dùng ốc vít đi kèm theo khuôn để lắp khuôn, vặn đều các ốc vít và dùng cờ lê siết nhẹ các góc khuôn. Tìm một vị trí bằng phẳng, đặt tấm vỏ bao hoặc nilon lót nền. Quét một lớp dầu mỏng lên bề mặt khuôn và cốt trong nếu có và tiến hành cho hỗn hợp vào.

Một nông dân ở Ninh Bình chỉ đúc chậu cảnh thu gần nửa triệu đồng mỗi ngày - Ảnh 8.

Chậu cảnh với 3 màu chủ đạo. Ảnh: Vũ Thượng

Sau 6-10 giờ phải được giữ ẩm thường xuyên, khi tháo khuôn có thể ngâm nước hoặc tưới nước trên bề mặt bê tông càng tốt. Thời gian bảo dưỡng chậu cảnh khoảng 2 tuần là có thể dỡ cốt khuôn.

Một nông dân ở Ninh Bình chỉ đúc chậu cảnh thu gần nửa triệu đồng mỗi ngày - Ảnh 9.

Ông Vân tự tay pha sơn màu để quét lên các chậu cảnh. Ảnh: Vũ Thượng

Trước khi sơn chậu cảnh, dùng máy chà nhám bên ngoài, lần lượt sơn lót kiềm, sơn màu nền, cuối cùng sơn họa tiết hoa văn. Đồng thời, mỗi chiếc chậu đi kèm một cái đôn, đế có hoa văn, kiểu dáng tương đồng nhằm tăng giá trị, thẩm mỹ của sản phẩm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem