Tăng cân trong thai kì là điều hoàn toàn bình thường đối với các mẹ bầu để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Với vóc dáng và thể chất của phụ nữ Việt Nam, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên tăng từ 10-14kg trong toàn bộ thai kì. Tuy nhiên, nếu người mẹ thừa cân thì ngưỡng tăng chỉ nên duy trì ở mức độ từ 7-8kg. Tăng cân không chỉ làm người mẹ mất cân đối về mặt thẩm mỹ mà nó còn gây nên nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như:
Ăn uống khoa học giúp mẹ giữ được vóc dáng thon gọn, tránh được nhiều bệnh nguy hiểm.
- Sẩy thai, chết lưu hoặc chết non.
- Mẹ bầu béo phì dẫn dễ dẫn đến tình trạng cao huyết áp, tiểu đường và nguy cơ tiền sản giật.
- Mẹ tăng cân quá mức sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, khó khăn khi siêu âm, chẩn đoán trong quá trình khám thai.
- Mẹ béo phì còn rất dễ đông máu, nhiễm trùng và khó gây mê khi sinh nở.
- Trọng lượng cơ thể của người mẹ tăng nhiều cũng dẫn đến nguy cơ tích nước, dễ gây phù nề, khó khăn khi đi lại.
Một số hướng dẫn giúp mẹ hạn chế tăng cân quá mức khi mang thai:
- Bỏ qua suy nghĩ ăn cho hai người:
Ăn cho hai người là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Mọi người thường nghĩ khi có em bé thì lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể người mẹ phải tăng gấp đôi, gấp ba. Điều này là hoàn toàn sai lầm, nhất là trong những tháng đầu tiên của thai kì em bé của bạn không cần cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng như vậy. Thay vì tăng lượng thức ăn quá mức kiểm soát, các mẹ cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng với những bữa ăn phong phú về thành phần thức ăn và xin tư vấn cụ thể từ bác sĩ.
- Tập thể dục và luyện tập mỗi ngày:
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng hay đi bộ sẽ giúp mẹ bầu có được hoạt động nhanh nhẹ, giúp mẹ bầu có giấc ngủ sâu hơn, giảm căn thẳng và stress.
Chăm tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe cho cả mẹ và bé, tránh được tình trạng tích mỡ hay tăng cân quá nhiều.
Những môn thể thao phù hợp với bà bầu như yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp.... sẽ giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và vóc dáng thon gọn. Nếu tập thể dục đều đặn, sau sinh mẹ sẽ dễ dàng lấy lại vóc dáng hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp mẹ bầu có cơ địa đặc biệt, có tiền sử sinh non, sảy thai, sức khỏe yếu cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định luyện tập bất cứ môn thể thao nào.
- Uống nhiều nước:
Uống nhiều nước sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa của các mẹ bầu dễ dàng hơn, giảm các triệu chứng khó tiêu, táo bón trong thai kì. Uống nhiều nước còn giúp các mẹ bầu giảm cảm giác thèm ăn, hạn chế việc các mẹ ăn quá nhiều dẫn đến tình trạng tăng cân quá nhiều khi mang thai.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày:
Các mẹ không nên ăn quá nhiều thức ăn một lúc, chia làm nhiều bữa nhỏ không chỉ giúp các mẹ giảm tình trạng ốm nghén mà còn điều chỉnh được lượng thực phẩm cung cấp cho mẹ bầu trong ngày. Chia nhỏ bữa ăn còn giúp mẹ bầu hạn chế cảm giác thèm ăn, ăđồng thời làm ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích mỡ thừa.
- Hạn chế thức ăn nhanh và đồ uống có ga:
Các loại thức ăn nhanh chứa nhiều năng lượng, nhiều muối và khó tiêu là những thức phẩm mẹ bầu nên hạn chế tối đa. Ngoài ra các loại nước có ga, nước hoa quả đóng chai nhiều đường cũng không tốt cho em bé của bạn. Những loại thực phẩm này nếu sử dụng nhiều có thể làm mẹ tăng nguy cơ tiểu đường, béo phì và tăng cân không kiểm soát trong quá trình mang thai.
- Bữa sáng là vô cùng quan trọng:
Sau 6-7h ngủ liên tiếp cơ thể mẹ bầu cần cung cấp năng lượng để duy trì các hoạt động, nhiều mẹ thường không chú trọng đến bữa sáng hoặc bỏ bữa là hoàn toàn sai lầm. Bỏ bữa sáng không giúp các mẹ giảm cân mà làm cho cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, ăn nhiều hơn vào bữa sau, dẫn đến nguy cơ tăng cân rất nhanh.
Nhu cầu dinh dưỡng trong các giai đoạn của thai kì:
Không phải lúc nào em bé của bạn cũng cần cung cấp các chất dinh dưỡng như nhau trong toàn bộ thai kì mà tùy từng giai đoạn bạn sẽ cần phải cung cấp các chất dinh dưỡng cũng như lượng thức ăn khác nhau cho cơ thể.
Một chế độ ăn hợp lí sẽ giúp các mẹ bầu tăng cân ít mà con vẫn khỏe mạnh.
- Giai đoạn 1 ( Ba tháng đầu thai kì):
Trong giai đoạn này em bé của bạn không cần quá nhiều năng lượng, ăn quá nhiều chỉ làm bạn tăng cân mà thôi. Thực tế trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên này, em bé của bạn đang phát triển hệ thần kinh, chia hình thành tổ chức tế bào thai nhi nên bé cần cũng cấp nhiều axit folic, sắt, kẽm và những vi chất thiết yếu.
Mẹ bầu nên ăn nhiều các thực phẩm như trứng, sữa, ngũ cốc nguyên cám và các loại rau xanh có màu đậm như rau bina, rau muống, súp lơ xanh… những thực phẩm này giúp mẹ chọn được thực đơn ăn vào con không vào mẹ mộ cách dễ dàng.
- Giai đoạn 2 ( Ba tháng giữa của thai kì):
Trong giai đoạn này hệ thần kinh các cơ quan xúc giác, thị giác, thính giác, của bé phát triểm mạnh mẽ. Vì vậy mẹ nên ăn nhiều thức ăn có canxi và sắt. Mẹ vẫn uống thuốc bổ hoặc vitamin tổng hợp để phát triển thai nhi, ăn thực phẩm đa dạng nhưng hạn chế tinh bột và đồ ngọt. Với những cách ăn như trên thì các mẹ dễ dàng lên cho mình được một thực đơn ăn vào con không vào mẹ trong giai đoạn này.
Các mẹ uống sữa bầu nên hạn chế loại quá ngọt khiến tăng cân nhanh, có thể thay bằng sữa không đường tác béo đối với các mẹ béo phì hoặc tăng cân quá nhiều.
- Giai đoạn 3 ( Ba tháng cuối thai kì):
Đây là giai đoạn lớp da và mỡ của bé sẽ phát triển mạnh mẽ nhất, vì vậy những nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột là vô cùng cần thiết cho bé. Mẹ có thể ăn 2 bát cơm/ngày và uống 2-3 ly sữa. Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước, ăn hoa quả sẽ hạn chế nguy cơ bị phù chân tay và biến dạng mặt.
Thực đơn tham khảo dinh dưỡng cho bà bầu vào con không vào mẹ
|
Thứ 2 |
Thứ 3 |
Thứ 4 |
Thứ 5 |
Thứ 6 |
Thứ 7 |
Chủ Nhật |
Sáng |
- Bánh bao trứng muối
- Nước cam
|
- Phở bò
- Sữa không đường
|
- Bún khô xào rau củ
- Sữa đậu nành
|
- Miến gà
- Sinh tố bơ
|
- Bún chả lụa
- Nước chanh dây
|
- Bánh mì thịt bò
- Nước ép dứa
|
- Phở gà
- sinh tố xoài
|
Trưa |
- Rau chân vịt xào thịt bò
- Canh cải nấu cá rô
- Đậu phụ chiên
|
- Cải ngọt xào gan lợn
- Canh cua
- Thịt lợn kho
- Chè đỗ đen
|
- Rau muống luộc
- Canh sườn nấu củ cải
- Gà luộc
- Dừa xiêm
|
- Súp lơ xào
- Canh bí giò sống
- Đậu phụ sốt thịt bò
- Dưa lê
|
- Bông hẹ xào tỏi
- Canh khoa mỡ nấu tôm
- Cá thu kho
- Măng cụt
|
- Bò lá lốt cuốn
bánh tráng,
rau sống chấm mắm nêm
- Sữa chua hoa quả
|
- Cháo cá lóc rau cần
- Nước ép bười
|
Tối |
- Củ đậu xào thịt nạc
- Bắp cải nấu tôm
- Cá bống kho
- Sinh tố mẵng cầu
|
- Đậu xào tỏi
- Mồng tơi nấu tôm
- Đậu phụ dồn thịt
- Dưa hấu
|
- Rau cần xào dạ dày
- Canh cá rô rau ngót
- Thịt ba chỉ rán
- Trà hạt sen long nhãn
|
- Đậu bắp luộc
- Bí đỏ nấu sườn
- Cá lóc kho
- Nước ép cà chua
|
- Su hào xào nấm
- Canh chua cá lóc
- Chả lụa
- Thanh long
|
- Ngó sen xào tôm
- Canh rong biển đậu phụ
- Mực hấp
- Ổi
|
- Thịt bò xào hành tây
- Canh hến nấu khế chua
- Sườn xào chua ngọt
- Na
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.