Tiêm kích J-10.
Gần đây, có thông tin cho rằng tiêm kích “con
cưng” J-10 của Không quân Trung Quốc được trang bị radar xung Doppler
Zhuk của Nga. Nếu thông tin trên là chính xác, thực lực của J-10 sẽ
được tăng lên đáng kể nhờ vào khả năng chỉ thị, tầm phát hiện mục tiêu của
radar Zhuk.
Trước đây, theo thông tin từ các trang mạng quốc phòng Trung
Quốc, J-10 sử dụng loại radar KLJ-10 do Trung Quốc sản xuất dựa trên những công
nghệ sẵn có trong nước. Tuy nhiên, theo tạp chí quốc phòng Jane’s, radar KLJ-10 là một thiết kế dựa
trên radar N010 Zhuk của Nga.
Radar này có khả năng phát hiện 40 mục tiêu, theo dõi đồng
thời 10 mục tiêu, có khả năng quét trong khi đang theo dõi (TWS), tấn
công đồng thời 2 mục tiêu cùng lúc. Phạm vi theo dõi mục tiêu có diện tích phản
hồi radar RCS 3m2 đạt khoảng 90km ở chế
độ không đối không và khoảng 40km ở chế độ không đối đất.
Tầm phát hiện mục tiêu của radar KLJ-10 thấp hơn so với các tiêm kích thế hệ 4 đang
có trong biên chế không quân các nước trong khu vực. Ngoài ra, cũng theo Jane’s,
bộ vi xử lý tín hiệu của radar dễ bị tổn thương trong môi trường tác chiến điện
tử mạnh; điểm mù của radar cũng tương đối lớn.
Gần đây trang mạng Chinadefence Mashup tiết lộ, thực tế thì
J-10 được trang bị radar kiểm soát hỏa lực KLJ-3 được phát triển dựa trên các
công nghệ của Israel, trong đó có radar EL/M-2035. Đây là một radar xung Doppler (trọng lượng
chỉ 138kg) với
bộ xử lý tín hiệu đa kênh, tầm nhìn xuống của radar đạt 46km.
Tuy nhiên, dự án phát triển rada EL/M-2035 đã bị Israel hủy bỏ cùng với chương trình phát triển loại tiêm kích sử dụng nó.
Sau đó, Israel giới thiệu một phát triển nâng cấp khác là
radar EL/M-2032 với bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số. Tầm phát hiện mục tiêu ở chế
độ không đối không của radar này lên đến 150km, chế độ không đối hải lên đến 300km. Hiệu suất
của radar này vượt qua radar AN/APG-68V-9 được trang bị trên tiêm kích F-16L của
Không quân Israel.
Trên cơ sở
tìm hiểu và nghiên cứu các công nghệ của radar EL/M-2035 và EL/M-2032, Trung Quốc đã phát triển
thành radar KLJ-3.
KLJ-3 sử dụng một bộ đôi máy phát tín hiệu đèn chân không
TWT, giúp radar có tương đương 2 đường truyền, cải thiện hiệu suất.
KLJ-3 có khả năng hoạt động ở chế độ PRF cao và thấp, đồng nghĩa là đây
là một radar đa chức năng.
Tuy nhiên, công nghệ của Trung Quốc vẫn còn nhiều hạn
chế nên hiệu suất của KLJ-3 thấp hơn so với nguyên bản EL/M-2032 của Israel. Tầm
phát hiện mục tiêu ở chế độ không đối không khoảng 100km, chế độ không đối hải
khoảng 130km với mục tiêu cỡ tàu khu trục trong điều kiện không bị gây nhiễu.
Hiệu suất này cũng gần tương đương với radar của các tiêm kích khác
trong khu vực như Su-27, Su-30 nhưng kém
hơn so với Su-30MKI của Ấn Độ, F-16, F-15 của Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Một
chi tiết khá thú vị là các thiết kế ăng ten của J-10 không thể sử dụng radar của
Nga.
J-10 không có khả năng sử dụng radar của Nga trừ khi phải
thiết kế lại ăng ten, củng có thể Trung Quốc muốn tạo nên sự khác biệt so với
các tiêm kích khác mà họ đã mua của Nga.
Biến thể J-10B sẽ được trang bị một radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA.
Tuy vậy, cũng cần phải nói thêm rằng, thông tin về loại radar sử dụng
trên tiêm kích J-10 vẫn còn khá mơ hồ. Có thể
Trung Quốc đang thử nghiệm nhiều loại radar khác nhau cho J-10 để
đánh giá hiệu suất sử dụng cũng như sự tương thích với các hệ thống điện tử “chắp
vá” của loại tiêm kích này.
Biến thể J-10B sẽ được trang bị một radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA. Thông số kỹ thuật của loại radar này không được công bố nhưng nó được kỳ vọng sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn cho năng lực các tiêm kích “con cưng” của Không quân Trung Quốc.
Minh Châu (Minh Châu)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.