Chợ vùng cao Khe Sanh (thị trấn Khe Sanh, huyện miền núi Hướng Hóa, Quảng Trị) những ngày này sương phủ đẹp tựa Đà Lạt. Khung cảnh buôn bán nơi đây nhộn nhịp không kém cạnh miền xuôi. Các sản vật nông nghiệp từ buồng cau đến con gà vàng óng ánh… được bày bán bên trong lẫn ngoài chợ.
Dọc đường Quốc lộ 9, học sinh vùng cao cũng đem nông sản ra bày bán với mong muốn kiếm đủ tiền mua sắm tấm áo mới.
Bà Hồ Thị Nhơn (60 tuổi, trú khóm 5, thị trấn Khe Sanh) nói: “ Hôm nay mình xách mấy nải chuối ra gần chợ Khe Sanh bán kiếm được 50.000 đồng để mua muối, gia vị. Hôm sau lại tiếp tục đem dứa, chuối bán tiếp để kiếm tiền mua thêm ít bánh trái... Cứ sắm sửa mỗi ngày một ít để lo cho Tết”.
Bà Hồ Thị Nhơn (trái, đội khăn đỏ trên đầu) đem chuối ra khu vực gần chợ Khe Sanh bán kiếm tiền mua mắm muối.
Chuối là nông sản chủ lực do người dân vùng cao Hướng Hóa trồng được.
Cau trầu là thứ không thể thiếu trên mâm cúng của người Việt Nam.
Gà chân vàng được nuôi ở vùng núi cao Hướng Hóa được xem là đặc sản bởi thịt thơm ngon, chân gà cao, đẹp, vàng óng ánh…
Lá dong, lá chuối và lạt (giang) được bày bán với giá phải chăng phục vụ việc gói bánh chưng, bánh tét…
Một cụ bà đem hoa tự trồng đến khu vực chợ Khe Sanh bán. Buổi sáng lạnh, chưa có người đến hỏi mua khiến cụ nao long.
Một phụ nữ vùng cao quang gánh các nông sản mình làm được ra chợ rao bán để kiếm Tết cho gia đình.
Cát trắng mỗi lon 2.000 đồng trước đây được coi là thứ hiếm ở vùng cao. Tuy nhiên, hiện nay giao thông thuận tiện nên việc chở cát trắng lên vùng cao phục vụ việc thay cát lư hương vào ngày tất niên không còn quá khó khăn.
Vợ chồng ông Ăm Nhăm (khóm 5, thị trấn Khe Sanh) vừa xách con gà mua ở chợ về cúng tất niên vừa ngượng ngịu trước ống kính máy ảnh.
Em Hồ A Rim (trú thôn Cu Pua, xã Đakrông, huyện Đakrông, Quảng Trị), học sinh lớp 6 đem những giỏ lan nhỏ do cha mẹ hái được trên rừng ra Quốc lộ 9 bày bán mong kiếm đủ tiền mua quần áo mới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.