Trên đây là lời khuyên của TS Nguyễn Viết Nhung - Phó Giám đốc BV Phổi Trung ương.
Mẩn ngứa, tróc da vì dị ứng thuốc
Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai vừa điều trị thành công cho một nữ bệnh nhân bị dị ứng thuốc chống lao.
|
Khám bệnh tại BV Lao phổi Hà Nội (ảnh minh họa). |
Chị Nguyễn Thị H (Hà Nội) trước đó 3 tháng được bác sĩ BV Phổi Trung ương chẩn đoán lao hạch và kê 5 loại thuốc để điều trị lao. Chị H cho biết, sau một tuần uống thuốc, chị bị nổi ban đỏ ở ngực và chân. Nhưng khi chị thông báo cho bác sĩ về hiện tượng này, bác sĩ điều trị vẫn yêu cầu chị tiếp tục uống thuốc. Một tháng sau thì chị H bị ban đỏ toàn thân. Lúc này bác sĩ mới cho ngừng sử dụng thuốc và chuyển bệnh nhân sang Trung tâm Dị ứng miễn dịch.
Trong tháng 8.2012, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Phổi T.Ư, Tổ chống lao các tỉnh, thành phố gồm: Sơn La, Đà Nẵng, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương... tổ chức tập huấn lao tại 2 xã điểm trong tỉnh. Bà con được phổ biến tình hình bệnh lao ở Việt Nam; những kiến thức cơ bản về phòng chống lao; kỹ năng phát hiện tư vấn người nghi mắc lao đi khám và điều trị lao...
Huyền Thanh
Theo bác sĩ Bùi Văn Khánh (Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng) cho biết, kết quả xét nghiệm cho thấy chị H đã bị dị ứng với thuốc Isoniazid. Sau một thời gian điều trị, chị H đã khỏi các dấu hiệu nổi mẩn. Tuy nhiên, do chị H vẫn phải điều trị lao mà lại không có thuốc thay thế nên các bác sĩ Trung tâm Dị ứng miễn dịch đã điều trị giải mẫn cảm để chị H tiếp tục điều trị.
Bác sĩ Khánh cho biết, tỷ lệ các bệnh nhân bị dị ứng do thuốc điều trị lao chiếm tỷ lệ khá cao trong số các bệnh nhân bị dị ứng. Thậm chí, có bệnh nhân sau khi điều trị lao cột sống đã bị phù hai chân, toàn thân đổi màu, da thâm tái, bong tróc.
Phần lớn các bệnh nhân được điều trị đều khỏi, điều trị giải mẫn cảm đều tiếp tục dùng thuốc chống lao. Cá biệt, có một số trường hợp diễn biến nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu như xuất hiện hội chứng Lyell (bệnh nhân bị tổn thương da như nổi ban mọng nước, da bị xé rách, bị lột như bỏng lửa. Các vết ban này có thể xuất hiện ở nhiều hốc tự nhiên như mắt, mũi, miệng, sau đó lan tỏa khắp người.
Không nên lo lắng
TS Nguyễn Viết Nhung – Phó Giám đốc BV Phổi Trung ương lại cho rằng, so với tổng số bệnh nhân đang điều trị lao, tỷ lệ bị dị ứng thuốc là rất nhỏ. Các bác sĩ điều trị lao đều đã được tư vấn, cảnh báo về các triệu chứng dị ứng lao để có chỉ định cho bệnh nhân.
“Về cơ bản, bệnh nhân điều trị bệnh lao nếu dùng đúng thuốc, đúng liều lượng thì ít gặp tai biến về thuốc. Tuy nhiên, cũng có các tác dụng phụ nhẹ và đều có thể điều trị được”- TS Nhung cho biết.
Các dấu hiệu phản ứng phụ khi dùng thuốc điều trị bệnh lao thường gặp là bần thần sau khi uống thuốc trong 5-7 ngày mới điều trị, ngoài ra, nước tiểu có màu đỏ, nhưng nếu ngừng thuốc thì sẽ hết; sạm da và bắt nắng nhiều. Cũng có bệnh nhân nổi mẩn ngứa nhưng chỉ cần chữa triệu chứng sẽ giảm ngứa; tê rần ở môi, nóng rát chân tay, buồn nôn, đau khớp… đều ở dạng nhẹ. Chỉ có một số rất ít các bệnh nhân có triệu chứng Lyell dẫn đến nguy hiểm tính mạng khi điều trị bệnh lao.
Vì vậy, TS Nhung tư vấn, bệnh nhân khi gặp bất cứ tác dụng phụ nào của thuốc điều trị lao cần báo lại cho bác sĩ để có hướng điều trị đúng, không nên hoang mang, lo lắng mà tự ý dừng thuốc khiến cho phác đồ điều trị bị ngắt quãng, dẫn đến việc lao kháng thuốc. TS Nhung nói: “Bệnh nhân điều trị lao khi bị dị ứng thuốc thì ít có thuốc thay thế. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể giải mẫn cảm để các bệnh nhân có thể tiếp tục dùng thuốc mà không dị ứng nữa. Việc này cần có các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị”.
Tuấn Kiệt
Vui lòng nhập nội dung bình luận.