Linh thiêng ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân

Tập Thỏa Chủ nhật, ngày 19/11/2023 06:45 AM (GMT+7)
Chùa Tượng Sơn (xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) được xây dựng ở thế kỷ XVIII rất linh thiêng, là nơi đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân. Mỗi năm, chùa thu hút hàng nghìn du khách du lịch đến hành hương, tham quan, nghiên cứu các giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.
Bình luận 0

Chùa Tượng Sơn, di tích lịch sử gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác  

Chùa Tượng Sơn có diện tích 1.5 ha được xây dựng từ thời Hậu Lê, đời Lê Dụ Tông - thế kỷ XVIII, tại xóm Vĩnh Tuy, làng Yên Hồ, xã Tình Diệm (nay là thôn 1, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Chùa nằm sát tả ngạn sông Ngàn Phố, phía sau chùa là dãy núi Voi trùng điệp nên được đặt tên là Tượng Sơn tự.

Khám phá ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân - Ảnh 1.

Chùa Tượng Sơn (nay là thôn 1, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) là nơi Đại danh y Lê Hữu Trác có hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân. Ảnh: PV

Theo các cụ cao niên trong làng, chùa Tượng Sơn (còn có tên gọi là chùa Hầm Hầm). Theo lý giải, phía Tây chùa có dòng suối bắt nguồn từ dãy Đại Huệ (tỉnh Nghệ An) ngày đêm nước chảy ầm ầm, do đó chùa người dân quen gọi chùa Ầm Ầm hoặc chùa Hầm Hầm.

Theo sử sách chép lại, chùa Tượng Sơn được xây dựng từ thời Hậu Lê - Thế kỷ XVIII, do bà Đặng Phùng Hầu (bà ngoại của danh y Lê Hữu Trác), vợ của Tạ hiểu điểm Tham đốc quận công Bùi Tướng Công nêu ý tưởng xây dựng.

Khám phá ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân - Ảnh 2.

Chùa Tượng Sơn (nay là thôn 1, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) có diện tích 1,5 hecta, phong cảnh an tịnh, thoáng đãng, nằm xa khu dân cư. Ảnh: PV

Sau đó, con gái của bà là Bùi Thị Thưởng (mẹ danh y Lê Hữu Trác), vợ của Tiến sĩ Lê Hữu Mưu tiếp tục hoàn thành ý nguyện của mẹ và sáng lập chùa. Ngoài bà Bùi Thị Thưởng, 2 người con trai là Lê Hữu Tán (anh trai danh y Lê Hữu Trác) và Lê Hữu Trác cũng cùng mẹ bỏ nhiều tâm huyết, công sức để tạo nên.

Ban đầu, chùa Tượng Sơn được xây dựng lên với mục đích dưỡng tâm, thờ Phật và phụng thờ liệt tổ họ Bùi và họ Lê Hữu.

Cuộc đời Đại Danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Nội dung ghi trong tấm bia "Đại Danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791)", thuở nhỏ ông theo cha ăn học ở kinh thành Thăng Long, sớm nổi tiếng với tư chất thông minh, am tường cả Nho, Y, Lý, Số …

Khám phá ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân - Ảnh 3.

Lê Hữu Trác tên thật là Lê Hữu Huân, hiệu Hải Thượng Lãn Ông, ông là đại danh y xuất chúng, một nhà tư tưởng, nhà văn nổi tiếng của dân tộc ở thế kỷ XVIII. Ảnh: PV

Đến năm 26 tuổi, Không màng danh lợi nơi chốn quan trường, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã về quê ngoại phụng dưỡng mẹ già rồi học nghề làm thuốc cứu nhân độ thế, giúp ích cho đời. 

Hơn 40 năm náu thân ở chốn thâm sơn cùng cốc, ông miệt mài tìm kiếm, khảo cứu, ươm trồng các loài cây thuốc bản địa, làm thơ dạy học, viết sách chữa bệnh cứu người. Thiên nhiên, con người, trí tuệ và đức tính cần cù, dân dã … đã hun đúc ông thành một đại danh y, danh nhân văn hóa của đất nước. Ông đã để lại cho đời một tấm gương sáng về Y đức, Y lý, Y thuật và những trước tác vô song.

Khám phá ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân - Ảnh 4.

Hải Thượng Lãn Ông được người đời sau xem là ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam. Hiện nay nhiều bệnh viện, phòng khám bệnh thờ chân dung ông. Ảnh: PV

Chùa Tượng Sơn là nơi Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác phát triển cuộc đời và sự nghiệp của mình. Tại đây, đại danh y đã dành phần lớn thời gian mở phòng mạch chữa bệnh cho dân và hoàn thành các tác phẩm:  Y tông tâm lĩnh (gồm 28 tập, 66 quyển), Y trung quan kiện (1780), Y hải cầu nguyên (1782), Thượng kinh ký sự (1783), Vận khí bí điển (1786) và các tác phẩm khác.

Kiến trúc độc đáo, đậm nét Phật giáo, điểm đến du lịch văn hoá tâm linh

Văn bia Chùa Tượng Sơn ghi chép, ban đầu của chùa có kiến trúc theo hình chữ "Nhất" nay đã qua trùng tu nhiều lần. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), nhà sư Lê Hữu Ân pháp danh Thích Phổ Quang đã làm lại chùa Thượng, sửa chữa chùa Hạ, dựng gác chuông tám mái, đúc đại hồng chung có khắc chữ Tượng Sơn tự chung.

Khám phá ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân - Ảnh 5.

Chùa Tượng Sơn xây dựng từ thời Hậu Lê - Thế kỷ XVIII có kiến trúc độc đáo. Ảnh: PV

Năm Tự Đức thứ 23 (1880), Thiền sư Thích Quảng Vận đã sửa chữa bổ sung thượng điện, kiến thiết nhà Tổ, làm nhà khách, lát sân, xây bể, lập vườn cây ăn quả. Đầu thế kỷ 20, Thiền sư Thích Nhuận Du quy tập, xây cất vườn tháp mộ.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật “độc nhất vô nhị”, năm 1994, Bộ Văn hoá - Thông tin đã công nhận chùa Tượng Sơn là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Khám phá ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân - Ảnh 6.

Tượng Phật Thích Ca được thờ tại tòa Thượng điện. Ảnh: PV

Ước nguyện của những người thầy thuốc Việt Nam muốn xây dựng khu di tích quốc gia Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thành một địa chỉ giáo dục truyền thống văn hóa, y đức cho mọi thế hệ. Ngày 31/10/2003, Bộ trưởng Bộ Y Tế đã ký quyết định phê duyệt dự án trùng tu, tôn tạo quần thể Di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và giao Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác làm chủ đầu tư đến năm 2013 hoàn thành.

Từ đó đến nay, hàng năm tại chùa Tượng Sơn ngoài những ngày lễ Phật Đản, Vu Lan còn có lễ hội như Lễ Thượng nguyên và Lễ cầu yên…

Khám phá ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân - Ảnh 7.

Bàn thời tổ tại chùa Tượng Sơn. Ảnh: PV

Quần thể gồm ba khu chính: Khu di tích số 1 khởi công xây dựng vào tháng 11/2004 tại xã Sơn Trung với 45 hạng mục, diện tích xây dựng 45.000 m2. Trong đó có mộ đá Hải Thượng, tượng đài Lê Hữu Trác cao 16,91m, nặng 350 tấn.

Khu di tích số 2 khởi công xây dựng vào ngày 20/6/2008 tại xã Sơn Quang với 18 hạng mục, diện tích xây dựng 12.970 m2. Trong đó có nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông, nhà bia, nhà tiền tế, vườn đào … Cụm di tích hoàn thành vào ngày 01/11/2009. Tấm bia "Đại Danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791)" ghi lại cuộc đời, thân thế và cống hiến của ông.

Khám phá ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân - Ảnh 8.

Trong chùa có nhiều pho tượng phật được tạo hình dáng nghệ thuật đẹp với nhiều dáng độc đáo, khác nhau, nhất là pho tượng Bồ Tát Chuẩn đề 18 tay. Ảnh: PV

Khu di tích số 3 do Bộ trưởng Bộ Y Tế ký quyết định phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo chùa Tượng Sơn ngày 30/10/2009, với 22 hạng mục, diện tích xây dựng 13.575 m2. Trong đó có tòa thượng điện, nhà Tổ, tả vu, hữu vu, tam quan, tượng Phật Bà Quan Âm, bia dẫn tích … Công trình được bàn giao vào ngày 27/02/2013.

Hiện nay, chùa Tượng Sơn có chùa Thượng chính điện thờ Phật Thích Ca, bên tả thờ ông bà Tham đốc quân công (ông bà ngoại của danh y Lê Hữu Trác) và bà Bùi Thị Thưởng (thân mẫu của danh y); bên hữu thờ tổ tiên họ Lê Hữu.

Khám phá ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân - Ảnh 9.

Nhà tổ được thiết kế thành 5 gian, mang nét cổ kính. Ảnh: PV

Nhà Tổ thờ tượng Tổ Đạt Ma, lịch đại Tổ sư, có pho tượng lớn Bồ Tát Chuẩn đề 18 tay. Về phía góc trái vườn chùa có 7 am mộ của các nhà sư trụ trì viên tịch tại đây. Chùa Hạ là một lầu chuông 8 mái được chạm trổ tinh xảo theo hoa văn kiểu tứ linh, tầng trên để gác chuông, tầng dưới làm nơi lễ bái.

Khám phá ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân - Ảnh 10.

Với những giá trị đặc biệt, chùa Tượng Sơn thu hút nhiều chuyên gia đến nghiên cứu các giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Ảnh: PV

Để đáp ứng nhu cầu tâm linh và tín ngưỡng của người dân địa phương, GS.TS. Thiếu tướng Lê Năm, Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, chủ đầu tư công trình tôn tạo khu di tích Hải Thượng Lãn Ông và chùa Tượng Sơn đã cung thỉnh Thượng tọa Thích Nhật Từ về trụ trì chùa.

Điện Phật chùa được bài trí trang nghiêm, thờ tượng: đức Phật Thích Ca, đức Phật A Di Đà, đức Phật Dược Sư, Bồ tát Chuẩn Đề, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng và bộ tượng Thất Phật Dược Sư. Trước Phật điện, có ban thờ đức Phật A Di Đà, Bồ tát Địa Tạng, Hộ Pháp và Tiêu Diện.

Khám phá ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân - Ảnh 11.

Bên trong các điện được chia thành 5 gian, theo lối thiết kế cổ truyền của Bắc bộ thời xưa. Ảnh: PV

Chùa Tượng Sơn không chỉ có bề dày lịch sử, mà còn nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, thu hút khách thập phương đến tham quan du lịch trong những ngày đầu xuân năm mới. Ngoài ra, chùa mang đậm nét kiến trúc và văn hóa của Phật giáo nên được nhiều phật tử hàng ngày đến dâng hương, cầu mong những điều may mắn.

Khám phá ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân - Ảnh 12.

Về phía góc trái vườn chùa có 7 am mộ của các nhà sư trụ trì viên tịch tại đây. Ảnh: PV

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Đức Thắng-Chủ tịch UBND xã Sơn Giang cho biết: "Hàng năm, chùa Tượng Sơn đón hàng ngàn lượt khách là nhân dân, Phật tử cả nước về chiêm bái, khấn nguyện, giúp người dân tạo dựng niềm tin thiện lành, mang tâm thế hạnh phúc. 

Khám phá ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân - Ảnh 13.

Ngày 14 tháng Giêng mỗi năm hàng ngàn người dân cùng khách thập phương, chính quyền địa phương đã dâng hương tưởng niệm năm ngày mất của Đại danh y Hải thượng Lãn Ông, tại nhà thờ của ngài đặt tại thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: PV

Đặc biệt là những ngày đầu năm mới. Chùa là điểm tham quan văn hóa, giá trị lịch sử để thế hệ trẻ đến biết thêm về cội nguồn. Người dân địa phương xem chùa như "báu vật" cùng nhau bảo vệ, giữ gìn và phát huy các gia trị độc đáo".

Khám phá ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân - Ảnh 14.

Tham gia lễ rước có hàng nghìn người dân địa phương và du khách gần xa. Ảnh: PV

Khám phá ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân - Ảnh 15.

Các đại biểu, lương y cùng hàng nghìn khách thập phương đã dâng hương, bày tỏ lòng thành kính đối với Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Nêu cao những lời răn dạy theo "chín điều y huấn cách ngôn" của ông đã được Bộ Y tế lấy làm "Đạo đức hành nghề y dược học cổ truyền". Ảnh: PV

Khám phá ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân - Ảnh 16.

Trong những ngày diễn ra Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, ngoài phần nghi lễ còn có các trò chơi dân gian truyền thống, hội thi như: vật tay.... Ảnh: PV

Khám phá ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân - Ảnh 17.

Hội thi trưng bày diều sáo Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Ảnh: PV

Khám phá ngôi chùa thiêng nơi Đại danh y Lê Hữu Trác hơn 40 năm nghiên cứu y dược, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân - Ảnh 18.

Tại ngày mất Hải Thượng Lãn Ông, Tăng Ni, Phật tử và đại biểu, chính quyền, bà con Nhân dân cùng thực hiện nghi lễ thả hoa đăng trên bến Rồng - Sông Ngàn Phố cầu nguyện quốc thái dân an, cầu một năm mới sức khoẻ bình an. Ảnh: PV

Lê Hữu Trác tên thật là Lê Hữu Huân, hiệu Hải Thượng Lãn Ông, ông là đại danh y xuất chúng, một nhà tư tưởng, nhà văn nổi tiếng của dân tộc ở thế kỷ XVIII. Sự nghiệp y học của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được tập hợp trong bộ "Y Tông Tâm Lĩnh" gồm có 28 tập, 66 quyển. Suốt 40 năm trong nghề y, Lãn Ông đã đem hết tài năng và y đức của mình vào việc chữa bệnh phục vụ nhân dân, nêu cao đạo đức nhân thuật, tận tụy cứu chữa bệnh nhân đến cùng, cần cù nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy và đúc kết kinh nghiệm, xây dựng nền tảng truyền thống y học nước nhà.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem