Lý do thú vị khiến chúng ta thích nghe nhạc buồn

Nhật Hà (Tips and Tricks) Thứ tư, ngày 28/12/2022 20:44 PM (GMT+7)
Mùa đông tới khiến ngày lạnh hơn và đêm cũng như dài thêm. Nhiều người cảm thấy mùa đông hơi buồn và muốn bật một vài bản nhạc phù hợp với tâm trạng.
Bình luận 0

Theo Tips and Tricks, dưới đây là giải thích lý do tại sao chúng ta lại thích nghe nhạc buồn, sống khỏe mỗi ngày

Vì sao chúng ta thích nghe nhạc buồn - Ảnh 1.

Ảnh: Unsplash, Alex Blăjan

Ký ức

Theo nhà tâm lý học người Hà Lan Annemieke Tol và nhà nghiên cứu Roger Edwards, nhạc buồn giúp chúng ta nhớ về một người nào đó hoặc một sự kiện trong quá khứ trong cuộc sống. Nó làm cho chúng ta cảm thấy u sầu, muốn quay trở lại thời điểm đó.

Giai điệu buồn cũng có thể giúp loại bỏ những cảm xúc nhất định đã tích tụ trong một thời gian. Tăng âm lượng và đắm chìm trong lời bài hát buồn rõ ràng có thể giúp giải tỏa những cảm xúc đó.

Nội tiết tố

Một lời giải thích khác được đưa ra bởi David Huron - một nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu về hormone và nhạc buồn. Theo ông, hormone có tên prolactin đóng một phần trong tình yêu của chúng ta đối với nhạc buồn.

Loại hormone này thường liên quan đến quá trình mang thai và cho con bú nhưng hóa ra prolactin cũng được tiết ra khi bạn cảm thấy buồn hoặc khi bạn khóc. Nội tiết tố giúp nỗi buồn của bạn không trở nên quá 'lớn'. Nó giữ cho nỗi đau không "vượt khỏi tầm kiểm soát" như cách gọi của Huron.

Khi nghe nhạc buồn, bạn sẽ có cảm giác buồn (với một lượng prolactin) mà không có nỗi buồn nào thực sự xảy ra. Rõ ràng, cảm thấy buồn mà không có gì để buồn, khiến chúng ta cảm thấy khá dễ chịu. Theo Huron, nó gần giống như vòng tay ôm lấy bạn, an ủi bạn và nói : "Không sao đâu, mọi thứ ổn mà".

Bối cảnh - là giải thích lý do vì sao chúng ta thích nghe nhạc buồn, sống khỏe mỗi ngày

Vì sao chúng ta thích nghe nhạc buồn - Ảnh 2.

Ảnh: Unsplash

Một lý thuyết khác do Dacher Keltner - giáo sư tâm lý học, đưa ra là về bối cảnh. Theo Keltner, có sự khác biệt giữa nỗi buồn của chính bạn và nỗi buồn bạn trải qua khi nghe một bản nhạc buồn. Bộ não của bạn sẽ ghi nhận bạn đang nghe bài hát như một điều gì đó buồn, nhưng nó sẽ chỉ buồn trong bối cảnh của âm nhạc, không có gì nằm ngoài điều đó. 

Nỗi buồn cá nhân của bạn tồn tại bên ngoài âm nhạc. Sự khác biệt về bối cảnh giúp bạn có thể nhìn thấy nỗi buồn mà bạn trải qua khi nghe nhạc từ góc nhìn của người ngoài cuộc. Đó là một loại nỗi buồn khách quan không khiến bạn tiêu tốn năng lượng.

Vì vậy, hãy đeo tai nghe vào, vặn to âm lượng để nghe một số bản nhạc lấy nước mắt và hãy tưởng tượng bạn là nhân vật chính trong một video ca nhạc đó, bởi nhạc buồn không gây ảnh hưởng và không tiêu tốn năng lượng của bạn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem