Hội nhập CPTPP: Nhà nước và doanh nghiệp còn nhiều việc phải làm

Nhóm P.V Thứ ba, ngày 02/07/2019 08:45 AM (GMT+7)
8:30 sáng nay (2/7), tại khách sạn Quân đội, Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Công Thương, Báo Nông thôn Ngày nay/Báo điện tử Dân Việt cùng phối hợp tổ chức hội thảo “CPTPP: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt”.
Bình luận 0

Hội thảo có sự tham dự của ông Thào Xuân Sùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc Hội;

Về phía Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt có Nhà báo Lưu Quang Định, Tổng Biên tập.

Hội thảo còn có sự tham dự của nông dân từ nhiều vùng miền trên cả nước, chủ trang trại, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp và các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 1

Ông Thào Xuân Sùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; 

Phát biểu Khai mạc Hội thảo, ông Thào Xuân Sùng khẳng định: Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương thể hiện sự chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của nước ta. Việc nhận diện rõ hơn những cơ hội và thách thức của nông sản Việt Nam trong CPTPP sẽ góp phần tăng cường nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các cấp, ngành, doanh nghiệp và nông dân đối với sản xuất nông nghiệp, đời sống nông dân và phát triển nông thôn.

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn của nước ta đang phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực để cứu đói, chống đói, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu lương thực có thứ hạng cao về số lượng trên thị trường thế giới.

Có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm vị trí dẫn đầu trên thị trường thế giới như gạo, hồ tiêu, hạt điều, thủy sản, rau, quả, thực phẩm và đang dần định hình được thương hiệu, uy tín về chất lượng, giá cạnh tranh trên thị trường thế giới trong khuôn khổ các Hiệp định Thương mại tự do.

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 2

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu Đề dẫn tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực đối với với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Hiệp định CPTPP là một FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao, có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết sâu hơn so với các cam kết khi gia nhập WTO và trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia từ trước tới nay, và được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức to lớn cho Việt Nam.

Để tận dụng tốt các cơ hội và đối phó hiệu quả với các thách thức mà các FTA mang lại là vấn đề mà Chính phủ, doanh nghiệp và người dân cần sẵn sàng chuẩn bị càng sớm càng tốt. Với tinh thần đó, để triển khai và sớm đưa Hiệp định CPTPP đi vào cuộc sống, chỉ 10 ngày sau khi Hiệp định chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP.

"Tôi vui mừng nhận thấy là cho đến nay gần như toàn bộ tất cả các Bộ, ngành và các tỉnh, thành tham gia Hội thảo ngày hôm nay đã hoàn tất Kế hoạch hành động và gửi cho Bộ Công Thương đăng lên trên trang thông tin điện tử chính thức của Chính phủ về Hiệp định CPTPP", Bộ trưởng Công Thương khẳng định.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh bày tỏ hy vọng rằng Hội thảo sẽ đem lại nhiều thông tin và kiến thức hữu ích cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý tại các tỉnh, thành tham dự Hội nghị, từ đó góp phần vào việc chuẩn bị và thực hiện hiệu quả các FTA trong thời gian sắp tới đối với lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương của mình.

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 3

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 4

Bà Phạm Quỳnh Mai - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương): 

Việt Nam cam kết một biểu thuế chung cho tất cả các nước CPTPP. Theo đó, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 66% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và 86,5% số dòng thuế sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Các mặt hàng còn lại có lộ trình giảm thuế chủ yếu từ 5 đến 10 năm.  

Hiệp định CPTPP mở ra một sân chơi mới với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân. Để tận dụng tốt các cơ hội do thị trường này mang lại cũng như chuẩn bị tâm thế sẵn sàng ở một sân chơi mới, doanh nghiệp Việt Nam có thể xem xét một số giải pháp sau:

Một là các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin về Hiệp định CPTPP để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này đối với những mặt hàng ta đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới. Các nội dung chính của Hiệp định hiện đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thức của Bộ Công Thương. Đây là kênh thông tin tham khảo hữu ích cho doanh nghiệp khi tìm hiểu khu vực CPTPP.

Hai là doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. CPTPP chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thông qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào các thị trường đối tác tiềm năng nêu trên.

Cuối cùng, các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác của Hiệp định để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. Đây cũng chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp của ta tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 3

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 6

Lê Hoàng Oanh - Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi (Bộ Công thương):

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất và quan trọng của Việt Nam. Trong năm 2018, đạt 7,3 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt nam đạt 27,47%; Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc tăng 21,26%/năm trong giai đoạn 2009 – 20018.

Tuy nhiên, vẫn còn 3 tồn tại trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc gồm: Phương thức giao dịch, là xuất khẩu nông sản nhỏ lẻ, chủ yếu thông qua đường tiểu ngạch, tiềm ẩn rủi ro, thiếu tính bền vững; Chất lượng sản phẩm chủ yếu là do Chất lượng sản phẩm không cao, không theo tiêu chuẩn nhập khẩu, giá trị gia tăng thấp; Thiếu kết nối cung cầu bởi thiếu kết nối đến hệ thống phân phối lớn của Trung Quốc”.

Rào cản cho xuất khẩu nông sản Việt sang Trung Quốc là Trung Quốc quản lý nhập khẩu bằng thuế quan & hạn ngạch. Sản phẩm chủ yếu gồm: Lúa mỳ, ngô, gạo (hạt ngắn/trung bình), gạo (hạt dài). Ngoài ra, Trung Quốc thực hiện việc giám sát biên giới bằng hàng rào sắt & camera quan sát dọc biên giới, tuần tra kiểm soát trong & ngoài hàng rào 24/24, hạn chế hàng TNTX, kho ngoại quan, chuyển khẩu qua các cửa khẩu phụ, lối mở.

Đồng thời, truy xuất nguồn gốc và siết chặt yêu cầu: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu; Thông tin nhà vườn, mã vùng trồng, mã xưởng đóng gói; Siết chặt công tác phê duyệt cấp phép cho doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc...

Giải pháp cho xuất khẩu nông sản Việt: Cần có thái độ tiếp cận thị trường và Phương thức giao dịch. Trong đó, tiếp cận thị trường Trung Quốc như các thị trường khó tính khác (Mỹ, Nhật, Eu,..) và Phương pháp giao dịch thương mại chính quy.

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 3

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 8

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương):

Việc tham gia sâu vào các Hiệp định Thương mại kinh tế, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, Việt Nam sẽ gia tăng cơ hội tăng xuất khẩu. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt ở việc tăng sức ép đáng kể đến sức cạnh tranh với nhóm hàng nông lâm thủy sản và có thể đối mặt với nguy cơ thu hẹp sản xuất.

Để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp, từ năm 2010, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành và địa phương triển khai xây dựng 02 mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp tại 12 tỉnh (Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Bình Thuận, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp). Bao gồm mô hình Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Hộ nông dân ở vùng sản xuất hàng hóa tập trung và mô hình Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Hộ nông dân áp dụng ở vùng sản xuất phân tán. Đồng thời, trong thời gian qua, Bộ Công Thương và Sở Công Thương một số địa phương đã đồng hành các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước tổ chức các “Tuần hàng nông sản”, hỗ trợ nông sản Việt Nam có thị trường tiêu thụ ổn định trong nước và từng bước xây dựng thương hiệu.

Mục đích chung của chương trình là hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ một số mặt hàng đặc sản tại các vùng, miền, địa phương có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cấp Giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP)… tới người tiêu dùng, các nhà phân phối, nhà hàng, khách sạn,… góp phần khuyến khích hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn của các địa phương…

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 3

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương): 

Tại các địa phương, hoạt động kết nối cung cầu, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường được các Sở Công Thương tập trung đẩy mạnh triển khai. Sở Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp triển khai bán hàng thông qua các hệ thống bán lẻ, cửa hàng tiện ích, tổ chức các chuyến hàng bình ổn giá, đẩy mạnh việc lồng ghép bán hàng Việt trong các điểm bán hàng bình ổn, tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu giữa nhà sản xuất và nhà kinh doanh, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng vào chợ, siêu thị, trung tâm thương mại…

Theo báo cáo của 56 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong giai đoạn 2009 - 2019, các Sở Công Thương đã tổ chức được hơn 1.000 hội nghị kết nối cung cầu các cấp, từ đó kết nối hàng hóa từ các vùng miền tại tỉnh, thành này đến các địa phương khác, tăng cường sự lưu thông hàng hóa xuyên suốt cả nước. Điển hình là thành phố Hà Nội, đã phối hợp tổ chức thực hiện trên 80 cuộc giao thương, kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa doanh nghiệp Hà Nội và các tỉnh, thành phố… Hỗ trợ doanh nghiệp 46 tỉnh, thành phố đưa hàng hóa (chè, cà phê, gia vị, trái cây: chanh leo, thanh long, dừa, bơ…) vào các hệ thống phân phối nước ngoài như Aeon - Nhật, Central Group - Thái Lan, Lotte - Hàn Quốc, chợ đầu mối Rungis - Pháp...

Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công nhiều hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa, trở thành cầu nối để các Doanh nghiệp giữa các tỉnh, thành tiếp xúc, trao đổi thông tin, nắm bắt nhu cầu tiêu thụ, hỗ trợ các địa phương phương thức đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối, mở rộng thị trường các nước lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar...

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 3

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 11

Ông Hong Sun, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại VN: 

Điều đầu tiên tôi muốn nói tới Việt Nam là nơi có ngành nông lâm thủy sản phát triển rất mạnh, nhưng việc tìm một đối tác phù hợp ở đất nước các bạn vô cùng khó khăn. Chúng tôi đã mất từ 5-6 năm mới có thể tìm được một đối tác phù hợp. Bởi mặc dù Việt Nam có lợi thế về rất nhiều sản phẩm nông lâm thủy sản nhưng lại không thể đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu của chúng tôi nếu muốn hợp tác làm ăn. Đơn giản như muốn tìm kiếm thông tin về các doanh nghiệp, các đối tác cũng rất khó do các bạn chưa có cách làm bài bản, chuyên nghiệp.

Thứ hai, Việt Nam có rất nhiều nông sản nhưng chưa có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế, ví dụ chuối có dán tem, ngon hơn rất nhiều so với chuối Hàn Quốc nhưng ng ta vẫn không tin tưởng vì không có thương hiệu VN đã tham gia vào rất nhiều hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia trong đó có Hàn Quốc, kim ngạch thương mại giữa 2 bên đã tăng rất nhanh, chúng tôi hy vọng rằng năm 2020 kim ngạch thương mại giữa 2 bên sẽ đạt con số 100 tỷ, điều đó thể hiện sự quan trọng của VN đối với HQ ở Đông Nam Á. 

Chúng tôi hy vọng VN sẽ tiếp tục đầu tư vào ngành công nghệ chế biến để cho ra đời những sản phẩm tươi, bảo quan được lâu dài hơn. Chúng tôi đã làm được điều đó với quả dừa, chúng tôi có thể cung cấp dừa quanh năm. Thanh long VN rất ngon nhưng lại không bảo quản được lâu. VN cũng cần tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, công bằng với tất cả các nhà đầu tư. Và quan trọng nhất là phải giữ được uy tín khi hợp tác làm ăn với các thương nhân nước ngoài. Nhiều thương nhân Hàn Quốc khi bị bất tín trong làm ăn với thương nhân VN cũng không biết bấu víu vào đâu.

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 3

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 13

Bà Lisa tham tán nông nghiệp New Zealand: 

Câu chuyện của New Zealand là những bài học cũng như thách thức trên con đường trở thành nước xuất khẩu nông sản, sản phẩm chăn nuôi thành công trên thế giới.

New Zealand là quốc gia nhỏ, dân số chỉ 5 triệu dân và diện tích bằng ⅔ Việt Nam, ở vị trí cô lập so với các thị trường xuất khẩu. Ngành nông nghiệp hiện chiếm 80% sản lượng xuất khẩu và 15% lực lượng lao động của New Zealand. Có 4 yếu tố để New Zealand tận dụng lợi thế của CPTPP trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Đầu tiên, New Zealand luôn là thành viên tích cực của các tổ chức xây dựng những tiêu chuẩn quốc tế để nắm bắt chặt chẽ luật chơi trên sân chơi thương mại toàn cầu. Thứ hai, New Zealand ý thức được vai trò của đa dạng hóa sản phẩm nông sản nói riêng và sản phẩm xuất khẩu nói chung trong chuỗi giá trị toàn cầu. Thứ ba, Chính phủ với những hành động quyết liệt trong việc liên kết chặt chẽ giữa các bên, thúc đẩy chuyên môn hóa và hợp tác trong nước, tạo nên chuỗi sản xuất - xuất khẩu. Cuối cùng, quan trọng nhất là sự ưu tiên hóa một số ngành xuất khẩu nhất định để tận dụng thích hợp và khai thác tối đa những tài nguyên, nguồn lực trong nước.

Đây là một câu chuyện dài hạn và khó khăn, nhưng cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay khi mà các nền kinh tế đang hướng tới phát triển bền vững. Với New Zealand, mục tiêu của chúng tôi không phải trở thành nhà sản xuất lớn nhất, mà là trở thành nhà sản xuất thu về nhiều lợi nhuận nhất. Tôi hiểu rằng mỗi nền kinh tế có một bối cảnh văn hóa xã hội, kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, toàn cầu hóa là xu hướng chung mà chúng ta hướng tới.

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 3

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 15

Bà Đặng Thị Dịu (đại diện người nông dân - Quảng Ninh) Giám đốc Công ty Nuôi trồng thuỷ sản Nam Phú Hải:

Hiện tôi đang có 2ha nuôi tôm công nghiệp và các hiệp hội ở Móng Cái có khoảng 100 ha, nhưng thật đáng buồn vì giá tôm thay đổi mà không giữ được giá khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Điển hình là năm 2019, tôm bị mất giá, giảm đi khoảng 1/3 giá so với giá tôm hàng năm”.

Tôi được biết CPTPP có thể mang lại nhiều cơ hội cho ngành xuất khẩu vì vậy tôi có đặt ra 2 câu hỏi: Nuôi trồng thủy sản hiện nay giá rất rẻ, không xuất khẩu được, khi tham gia CPTPP liệu có xuất khẩu ra được nước ngoài không?.

Khi Tham gia CPTPP áp lực cạnh trnh lớn các nước có thế mạnh về khoa học, công nghệ, tài nguyên, cơ quan chức năng và Bộ Công Thương có thể giúp được gì cho xuất khẩu tôm ra nước ngoài?. “Tôi đã xuất khẩu ra Trung Quốc được khoảng 15 tấn tôm và thị trường nội địa nhưng giá tôm rất rẻ. Tôi chỉ mong cơ quan chức năng đưa được ngành tôm vào CPTPP”, bà Đặng Thị Dịu đặt niềm hy vọng vào CPTPP.

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 3

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 17

Nông dân Lê Thị Thà – nông dân tỉnh Quảng Ninh

Mô hình chúng tôi sản xuất về nông nghiệp, trên dưới 100 lao động sản xuất, trả 1 tạ thóc/sào/năm thuê đất. Hiện tại cung cấp cho các siêu thị Quảng Ninh, các nhà máy, mỏ than…

Hiện nay chúng tôi đang có 1 diện tích trồng Na rất lớn nhưng chưa xuất được đi đâu, bán trong nước ép giá nên giá không cao. Chúng tôi muốn hỏi, cơ quan chức năng có thể cho chúng tôi biết thị trường nào để tiêu thụ quả Na hay không?

Đồng thời, có cách nào để chế biến của Na để xuất khẩu vừa mang lại giá trị gia tăng lớn, vừa ổn định cuộc sống cho người nông dân. Tôi cũng muốn hỏi thêm, gia nhập CPTPP, EVFTA sẽ đòi hỏi cao hơn về chi phí đầu tư cho công nghệ. Trong khi đó, vấn đề của nông dân ngoài trình độ còn có hạn chế lớn từ nguồn vốn. Vậy thì Nhà nước sẽ làm gì để hỗ trợ cho người nông dân trong vấn đề này?

Hiện nay, người nông dân khó khăn từ quy trình sản xuất, chế biến và khó khăn đầu ra. Tại hội nghị hôm nay, chúng tôi mong cơ quan ban ngành hỗ trợ người dân, làm sao để chúng tôi thúc đẩy được xuất khẩu, nâng tầm nông sản nước nhà.

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 3

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 19

Nguyễn Đăng Cường- Giám đốc Công ty TNHH Lucavi:

Sau khi nghe các chuyên gia nói về CPTPP có thể giúp nông dân sau khi tham gia quốc tế, tôi muốn đề cập đến hai vấn đề. Thứ nhất, cần phải xem xét lại nền nông nghiệp sản xuất của nước ta. Đối với đồng bằng sông Hồng, diện tích rất nhỏ lẻ  chúng tôi muốn xuất khẩu thì muốn liên kết trực tiếp với nhau thì phải tác đông thông qua hợp tác xã và doanh nghiệp làm về nông nghiệp xuất khẩu có chế biến. Vì sự phân tán như vậy nên có sự phân tán và tạo nên nhiều yếu kém trong khâu chế biến.

Do vậy, người nông dân, doanh nghiệp chúng tôi rất mong Chính phủ cũng như các bộ ngành có những mô hình, công nghệ chế biến mới để nông dân gắn kết với nhau vượt qua những khó khăn. Hai là, chúng tôi muốn hội nhập phải cho chúng tôi những thông tin về hội nhập. Đừng bỏ rơi nông dân, các hộ kinh doanh, hợp tác xã nhỏ, siêu nhỏ... Chúng tôi rất mong, người nông dân được tự quyền khai thác trên chính những mảnh đất của mình.

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 3

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 21

Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT Công ty Thai Binh Seed:

Nông nghiệp là một trong 3 ngành mũi nhọn được Đảng, Nhà nước dành nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, trong bối cảnh CPTPP, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức lớn. Trong số 11 quốc gia tham gia CPTPP, Việt Nam là quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp ở mức thấp nhất. Australia, Nhật Bản hay New Zealand là những nước có nền sản xuất, chăn nuôi phát triển ở trình độ cao và bài bản. Nông nghiệp Việt Nam cũng đối mặt với nhiều rủi ro lớn liên quan đến biến đổi khí hậu, điều kiện thời tiết...

Để tăng tính cạnh tranh cho nông sản Việt Nam trên sân chơi CPTPP, có 3 vấn đề mà Việt Nam cần thay đổi. Một là thay đổi công nghệ sản xuất nông nghiệp: hệ thống chế biến, bảo quản nông sản phải đồng bộ để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt mà CPTPP đề ra. Hai là chú trọng liên kết doanh nghiệp với doanh nghiệp, bên cạnh liên kết 4 nhà mà Chính phủ thường nhắc tới. Từ đó thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tạo thành chuỗi dây chuyền sản xuất và xuất khẩu, tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ba là thay đổi cơ chế chính sách nhà nước theo hướng ổn định, hiệu quả và minh bạch. Chính phủ cần phối hợp với Doanh nghiệp đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu quốc gia một cách đồng bộ và vững mạnh.”

Tăng cường giao lưu, tăng cường tiếp xúc mới tạo ra được sản phẩm chất lượng, cạnh tranh với quốc tế. 

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 3

Chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành:

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 23

 Có 2 câu hỏi cần đặt ra. Thứ nhất, thị trường nào trong các FTA của Việt Nam có quan hệ thương mại với nhau, có mối quan hệ với Việt Nam? Thứ hai, trong các khối thị trường lớn của các Hiệp định, Việt Nam đang chơi như thế nào? Khi nào chúng ta có cái nhìn về tổng thể về thị trường, khi đó bài toán cơ hội trong Hội nhập của nông sản sẽ có lời giải đầy đủ. Mọi người thường nói, Hội nhập thì nông sản Việt sẽ đón nhận cả cơ hội và thách thức nhưng tôi tâm niệm đó là cơ hội và chi phí tuân thủ. Với CPTPP, EVFTA, khó nhất của nông sản Việt đó là chi phí tuân thủ rất cao. Chi phí tuân thủ liên quan đến xuất xứ, nội địa hóa rồi các loại tiêu chuẩn, nắm bắt thông tin…

Ngoài ra, chi phí tuân thủ liên quan đến các khâu mang tính chất quyết định như chi phí pháp lý. Không một DN nào của Việt Nam “chơi” được với pháp lý. Các hiệp hội lại chưa có năng lực hỗ trợ pháp lý cho các DN. Bên cạnh đó, chi phí tuân thủ mang tính chất quyết định khác là Marketing. Bao gồm 3 vấn đề là giá ttị sản phẩm, tiêu chuẩn và xuất xứ.

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 3

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: 

Chúng ta đề cập tới nông sản việt nhưng chưa đề cập tới kinh tế số, thương mại điện tử, vì vậy cần phải kết nối 1 chuỗi giá trị để đem lại hiệu quả cho ngành xuất khẩu dưa Việt nam thành 1 nước phát triển trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Tôi đề nghị chúng ta nên có một chủ đề về: “Phát triển thương mại điện tử và kinh tế số trong nông nghiệp và nông thôn” để thúc đẩy xuất khẩu, bởi vì bây giờ muốn xuất khẩu mà cứ đi theo con đường truyền thống thì sẽ rất xa so với xu hướng hiện nay. Nếu chúng ta nhìn vào bức tranh xuất khẩu có thể thấy xuất khẩu sang EU Châu Âu cần phải có kết nối qua thương mại điện tử, chúng ta phải kết nối thành 1 chuỗi giá trị và bảo đảm chất lượng ổn định và giám sát được.

Thậm chí là chúng ta lắp camera để đối tác các nước như Nhật Bản biết được quy trình sản xuất. Từ đó, Nhật Bản sẽ biết được chúng ta sản xuất quy trình ra sao, sản xuất như thế nào? Tôi cho rằng, cơ hội của CPTPP đối với nông sản của chúng ta là rất lớn, cho nên chúng ta hãy đẩy mạnh thương mại điện tử, kinh tế số và chất lượng của hàng nông sản Việt Nam, giảm bớt các thủ tục, giảm bớt chi phí như vậy sẽ đưa được nông sản của chúng ta ra thị trường nước ngoài.

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 3

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 26

Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa:

Không phải công nghiệp, nông nghiệp và du lịch mới là mũi nhọn của ngành kinh tế Việt Nam. Tại thị trường CPTPP nói riêng và thị trường quốc tế nói chung, Việt Nam với xuất phát điểm là nước nông nghiệp, gần như luôn theo sau trong mọi lĩnh vực công nghiệp hóa, số hóa, trí tuệ nhân tạo AI…

Do đó, Chính phủ từ lâu đã duy trì quan điểm ưu tiên ngành nông nghiệp, tận dụng nguồn lực và lợi thế cạnh tranh trong nước. Nông nghiệp và du lịch là hai thế mạnh gắn bó chặt chẽ trong cơ cấu ngành, đặc biệt là khi ngành du lịch ẩm thực Việt Nam đa dạng, gây ấn tượng lớn với bạn bè quốc tế.

Một số giải pháp cấp thiết cho Chính phủ trong việc phát triển ngành nông nghiệp, tận dụng lợi thế từ CPTPP.

Thứ nhất, cần ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và phát triển dây chuyền công nghệ, giống, bảo quản, làm sạch nông sản..., qua đó đa dạng hóa và hoàn thiện chất lượng sản phẩm xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường quốc tế.

Thứ hai, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng từ cơ cấu Chính phủ cho đến doanh nghiệp, cập nhật những tri thức và tiến bộ khoa học công nghệ mới nhất để vực dậy nền tảng quốc gia có truyền thống nông nghiệp như Việt Nam. Tăng cường trao đổi, liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp để tạo ra những sản phẩm cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ các yếu tố kỷ luật, giám sát sản xuất đồng bộ, đúng quy trình, xây dựng thương hiệu nông sản chất lượng Việt Nam.”

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 3

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh:

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 28

Trong 10 đối tác có 7 hiệp định, cho nên mở cửa thị trường tăng lên nhờ CPTPP gần như bằng 0. Bởi chúng ta đều có các hiệp định thương mại tự do, chúng ta chỉ có thêm 3 đối tác mới trong CPTPP. Cho nên chúng tôi nghĩ răng không có việc tăng trưởng đột biến vì họ ở xa gu tiêu dùng của người Tây họ khác với mình.

Theo tôi chúng ta đang có nhiều sự hiểu nhầm. Thứ nhất, nông sản của mình nếu sản xuất đúng quy chuẩn quốc tế thì không rẻ. Hai là, thương mại nông sản trong nước rất khác với quốc tế. Chúng ta đang đánh giá hàng nông sản bằng cảm quan. Chúng ta chưa quan tâm đâu là nơi sản xuất ra sản phẩm. Nên rất nhiều người nông dân nghĩ rằng người nông dân bán được ở trong nước thì sẽ bán được ở quốc tế.

Thế giới họ muốn biết quy trình sản xuất cụ thể như thế nào; ban hành các quy định bảo hành sản phẩm như thế nào. Do vậy phải do hai nhánh do Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT phụ trách. Ba là, chúng ta nghĩ rằng Trung Quốc thường xuyên thay đổi chính sách. Nhưng chính sách của họ vẫn giữ nguyên, thậm chí chúng ta vẫn bán được các sản phẩm không có trong quy định như sắn, na, bơ sang đó bằng nhiều hình thức và phương cách như trao đổi giữa các cư dân. Bốn là, sản phẩm của chúng ta năm nào làm ra cũng phải có lãi. Cuối cùng, xuất khẩu không phải cách duy nhất để cải thiện đời sống nhân dân.

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 3

img imghoi nhap cptpp: nha nuoc va doanh nghiep con nhieu viec phai lam hinh anh 30

Ông Thào Xuân Sùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam phát biểu bế mạc Hội thảo

Qua hội thảo CPTPP: Cơ hội và Thách thức cho nông sản Việt, Trung Ương hội Nông dân sẽ có báo cáo Hội thảo trình lên ban bí thư, Thủ tướng Chính phủ để hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế hỗ trợ nông nghiệp.

Nhà nước, doanh nghiệp còn nhiều việc phải làm, bắt đầu từ đổi mới tư duy, hành động trước cánh cửa CPTPP đang mở rộng, để tận dụng cơ hội phát triển nền kinh tế.

Thứ nhất, hệ thống chính trị cần nhập cuộc với người dân, hiểu nông dân và thị trường quốc tế, hành động vì bạn bè quốc tế và ngược lại. Nông dân là đại sứ tốt nhất kết nối quan hệ hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới.

Thứ hai, các Bộ, Ban ngành, doanh nghiệp và hợp tác xã phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa từ khâu sản xuất đến tiêu thụ nông sản, phổ cập và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất theo phương châm “khẩn trương, tích cực nhưng không nôn nóng”.

Thứ ba, coi trọng xây dựng thương hiệu từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Mỗi quá trình phải là một khâu xây dựng thương hiệu trên cơ sở sản phẩm sạch, giống chất lượng, quy trình bài bản. Thứ tư, hội nông dân cam kết đồng hành cùng người nông dân và Doanh nghiệp trong việc học hỏi kinh nghiệm và công nghệ từ bạn bè thế giới, phổ biến thông tin đến từng đơn vị. Đẩy mạnh liên kết 6 nhà.

Thứ năm, tiếp tục đầu tư phát triển mạnh mẽ ngành đầu tư công nghiệp, nông nghiệp và hệ thống kho vận, chợ đầu mối.

Thứ sáu, rà soát, bổ sung, điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng ưu tiên các cây, con hiệu quả cao và chất lượng.

Thứ bảy, tăng cường các giải pháp phòng chống lừa đảo trên mạng xã hội để duy trì, tăng cường uy tín nông sản Việt Nam thông qua việc thành lập trung tâm thông tin kết nối doanh nghiệp trong nước và nước ngoài do Trung Ương hội nông dân Việt Nam thúc đẩy.

Tôi mong muốn, tin tưởng Việt Nam sẽ cùng với các quốc gia tham dự hiệp định CPTPP giành thắng lợi lớn trong lĩnh vực thương mại.  

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem