Chuyện làng xưa - nay Mường Tôồng

Phan Cẩm Thượng (Thế giới Tiếp Thị) Thứ sáu, ngày 02/05/2014 08:06 AM (GMT+7)
Mỗi người có một cảm nhận riêng về thân phận của người bị mất làng. Chúng tôi quyết tâm cho một hành trình tìm về “cố quận”, làng Việt.
Bình luận 0
Viết về làng quê, người viết còn có ý thức, làng không phải để làm bảo tàng hay để diễn mà Làng Sống – sự sống rõ ràng. Làng ven sông, làng ven núi, bình dị. Nơi đó con người vẫn đang sống và đang có những thứ văn hoá bình thường nhất, không có gì to tát hay tinh hoa được dàn dựng.

Những chi tiết đó nó gắn liền với số phận của người nông dân Việt Nam, gắn với sự thăng trầm của cuộc đời của họ. Và những điều bình dị trong vốn văn hoá Làng sẽ được phục sinh gắn với đời sống hiện tại và đi vào tương lai. Đó cũng là mục tiêu của dự án này.

Mường Tôồng, gia chủ đã sang ở nhà gạch, nhà xây ven phố  và dùng nhà sàn cũ làm trang trại chăn nuôi gia súc. Ảnh: Hiếu Mường
Mường Tôồng, gia chủ đã sang ở nhà gạch, nhà xây ven phố và dùng nhà sàn cũ làm trang trại chăn nuôi gia súc. Ảnh: Hiếu Mường

Miền đất này gọi là Mường Tôồng, theo địa danh hành chính mới, với cái tên na ná như vậy, là xã Lai Đồng, huyện Tân Sơn, Phú Thọ. Nơi chúng tôi đến là xóm Kịt, hầu hết cư dân bản địa là người Mường. Họ cho biết gốc gác từ Hoà Bình, hầu hết là họ Hà, nhưng sang miền Phú Thọ từ lâu đời.

Nhìn cảnh quan thì giống như Hoà Bình mười năm về trước, tức là rừng chưa bị chặt phá hoàn toàn, nhà sàn còn nhiều và người dân hoàn toàn nói tiếng Mường. Việc gìn giữ được đến ngày nay có lẽ là do nghèo, khả năng thay đổi khó khăn, một nguyên nhân không hay gì cho lắm, và người ta cũng cho rằng Tân Sơn là huyện nghèo nhất Phú Thọ. Và ở đây người ta có thể thấy rõ quá trình thay đổi những bản làng cổ thành những tiểu thị trấn, hay những làng mạc mới như thế nào.

Việc gìn giữ được đến ngày nay có lẽ là do nghèo, khả năng thay đổi khó khăn, một nguyên nhân không hay gì cho lắm.

Hầu như không có công nghiệp, ruộng ít, địa hình núi đồi gập ghềnh, khi rừng hết, những nguồn tài nguyên mà người dân có thể sống được cạn kiệt, nông nghiệp trồng lúa và chè chỉ có thể giải quyết lương thực hàng ngày, không có khả năng làm giàu.

Ngay ngôi nhà sàn cổ cũng không có nguyên liệu thay thế trong vòng 20 năm nữa, tức là không có gỗ, mây, tranh, thậm chí cả lá cọ, vốn là cây phổ biến ở Phú Thọ. Ở nhà sàn cũng bất tiện cho các sinh hoạt mới và nhu cầu của thanh niên, nên chắc chắn nó sẽ bị phá đi và người dân chuyển sang ở nhà gạch.

Hiện tại chúng tôi đã thấy hàng chục ngôi nhà sàn đã và đang bị tháo dỡ, nhưng do sự kiểm soát gắt gao của kiểm lâm mà chúng chưa thể chuyển đi. Nhiều ngôi nhà trong tình trạng nửa bỏ hoang, gia chủ đã sang ở nhà gạch, nhà xây ven phố và dùng nhà sàn cũ làm trang trại chăn nuôi gia súc.

Việc phá làng cổ và thay đổi mô hình ở là nhà sàn thực tế đang diễn ra ở tất cả các vùng Mường, trong khi nhiều bản làng có khả năng làm du lịch lại đang có xu hướng quay lại nhà sàn cũ, tuy kiểu thức truyền thống không còn giữ nguyên được nữa.

Người dân Mường Tôồng hiện đang có cố gắng duy nhất là bảo tồn ngôn ngữ, tất cả người lớn trẻ con ở đây đều nói tiếng Mường trong mọi sinh hoạt, kể cả họp hành và tôi cũng rất ít thấy nơi nào đẹp và thanh tú như con người nơi đây.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem