Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tại hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy, UBMTTQVN thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội Nông dân TP.Đà Nẵng, Liên minh Hợp tác xã thành phố, Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư thành phố.
Cùng đại diện lãnh đạo Hội Nông dân 7 quận, huyện và cán bộ 42 cơ sở Hội; các cán bộ, tổ/nhóm tham gia dự án ở huyện Hòa Vang; các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Chi tổ hội nông dân nghề nghiệp.
Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức ủng hộ các giải pháp khu vực vì cộng đồng và hệ sinh thái (Quỹ BRACE) xây dựng và triển khai thực hiện trong 4 năm (2021-2024), tại 15 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có TP.Đà Nẵng.
Chủ trì hội thảo, ông Nguyễn Hữu Thiết – Chủ tịch Hội Nông dân TP.Đà Nẵng, Trưởng Ban Quản lý dự án phát biểu: "Mục đích của dự án là tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của hội viên nông dân về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; từng bước giải quyết lãng phí thức ăn dư thừa, chất thải chăn nuôi, giảm thiểu rác thải ô nhiễm môi trường.
Từ đó giảm phát thải khí nhà kính; xây dựng và nhân rộng các mô hình chuyển đổi rác thải thành nguồn thức ăn dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho hội viên nông dân. Hội Nông dân thành phố đã khảo sát và chọn 5 xã thuộc huyện Hoà Vang tham gia dự án gồm: Hoà Tiến, Hoà Châu, Hoà Khương, Hoà Liên và Hoà Sơn".
Để dự án được thực hiện có hiệu quả, dự án đã đào tạo 22 giảng viên nguồn là cán bộ Hội các cấp và hội viên có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường. Các giảng viên nguồn sẽ trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn, truyền đạt các kiến thức, phương pháp xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Kim Dũng – Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP.Đà Nẵng, Phó Ban Quản lý dự án đã giới thiệu tổng quan và triển khai kế hoạch thực hiện dự án tại TP.Đà Nẵng.
Với đối tượng tham gia dự án là những nông dân sản xuất nhỏ, các trang trại chăn nuôi, các căn tin/nhà hàng và những người thu gom rác, thức ăn thừa.
Các phương pháp xử lý rác thải dự án tập trung gồm: kỹ thuật lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật nuôi gà trên đệm lót sinh học dày và kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm cây trồng, nuôi sâu canxi, nuôi trùn quế.
Ông Dũng cho biết, Hội Nông dân thành phố đã triển khai tập huấn và hỗ trợ kinh phí cho nông dân tại cơ sở thực hiện các kỹ thuật chuyển đổi chất thải trong sinh hoạt, chăn nuôi dựa trên tình hình thực tế của địa phương và lĩnh vực sản xuất của người nông dân.
Trong thời gian tới, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn sẽ triển khai thực hiện các kế hoạch dự án như: mở lớp tập huấn, xây dựng mô hình điểm, tham quan học tập kinh nghiệm, đánh giá kết quả.…
Các hoạt động của dự án gồm: thúc đẩy các tổ, nhóm nông dân tham gia dự án phát triển mô hình; tổ chức sự kiện truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức; tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ; tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm; hỗ trợ xây dựng mô hình xử lý rác thải hữu cơ.
Bà Lê Thị Anh Đào – Phó Chánh văn phòng Thành Hội Đà Nẵng, cán bộ điều phối dự án chia sẻ: "Hoạt động trọng tâm là triển khai tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật xử lý rác hữu cơ. Những mô hình nông dân thành công sẽ là điểm sáng trong nhân rộng ứng dụng các biện pháp chuyển đổi chất thải, góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường".
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận xung quanh các nội dung của dự án, thực trạng, khó khăn trong quá trình triển khai và chia sẻ kinh nghiệm trong việc áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp gắn với xử lý rác thải, chất thải.
Ông Trần Văn Mười – Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoà Khương chia sẻ ý kiến tại hội thảo: "Xã Hoà Khương là địa phương có nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nên khi tham gia dự án bà con nông dân đã rất phấn khởi từ những hiệu quả tích cực trong lao động sản xuất. Một bộ phận người dân đang dần thay đổi tập quán canh tác, chuyển sang sản xuất hiện đại, hiệu quả kinh tế cao và thân thiện với môi trường".
Kết thúc hội thảo, ông Nguyễn Hữu Thiết – Chủ tịch Hội Nông dân TP.Đà Nẵng bày tỏ: "Việc được Trung ương Hội lựa chọn tham gia dự án là cơ hội để các cấp Hội Nông dân thành phố phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc chung tay bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tôi tin rằng với sự quan tâm, ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, cùng sự quyết tâm và cách làm linh hoạt, sáng tạo, sự tham gia có trách nhiệm của các cán bộ, hội viên nông dân, các đơn vị tham gia dự án sẽ có những chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập, phát triển nền nông nghiệp xanh bền vững, hướng đến xây dựng TP.Đà Nẵng xanh – sạch – đẹp".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.